Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 trong Bài 5: Phân tử - đơn chất – hợp chất Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 15.
Bài 5.7 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Có các phát biểu sau:
(a) Các đơn chất kim loại đều có tên gọi trùng với tên của nguyên tố kim loại.
(b) Hợp chất là các chất ở thể lỏng.
(c) Hợp chất và đơn chất đều có chứa nguyên tố kim loại.
(d) Trong không khí chỉ chứa các đơn chất.
(e) Các đơn chất kim loại đều ở thể rắn.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(a) đúng.
(b) sai vì: Hợp chất có thể ở thể lỏng như alcohol, nước… hoặc thể rắn như đường, muối ăn … hoặc thể khí như carbon monoxide, carbon dioxide…
(c) sai vì: Có những hợp chất và đơn chất không chứa nguyên tố kim loại như carbon monoxide, carbon dioxide, hydrogen…
(d) sai vì: Trong không khí có chứa các hợp chất như: CO2 …
(e) sai vì: Có đơn chất kim loại ở thể lỏng: Hg (thủy ngân hay mercury).
Bài 5.8 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a) Mọi chất hóa học đều gồm vô số các hạt (1) … tạo thành. Những hạt này được gọi (2) …
b) Mỗi phân tử thường do nhiều (3) … kết hợp với nhau. Phân tử mang đầy đủ (4) ….
Lời giải:
a) Mọi chất hóa học đều gồm vô số các hạt (1) rất nhỏ tạo thành. Những hạt này được gọi (2) phân tử.
b) Mỗi phân tử thường do nhiều (3) nguyên tử kết hợp với nhau. Phân tử mang đầy đủ (4) tính chất của chất.
Bài 5.9 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a) Đơn chất do (1) … tạo nên. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là (2) …
Đơn chất tạo ra từ (3) …. được gọi là đơn chất phi kim.
b) Các đơn chất kim loại đều có khả năng (4) …; các đơn chất phi kim thì (5) …
c) Một nguyên tố kim loại chỉ tạo ra (6) …., có tên (7)…. Với một nguyên tố phi kim thì (8) …, có tên (9) ….
Lời giải:
a) Đơn chất do (1) một nguyên tố tạo nên. Đơn chất tạo ra từ kim loại được gọi là (2) đơn chất kim loại. Đơn chất tạo ra từ (3) phi kim được gọi là đơn chất phi kim.
b) Các đơn chất kim loại đều có khả năng (4) dẫn điện; các đơn chất phi kim thì (5) thường không dẫn điện.
c) Một nguyên tố kim loại chỉ tạo ra (6) một đơn chất, có tên (7) trùng với tên nguyên tố kim loại. Với một nguyên tố phi kim thì (8) tạo ra một hoặc nhiều đơn chất, có tên (9) khác hoặc giống tên của nguyên tố phi kim.
Bài 5.10 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a) Hợp chất do (1) … tạo nên. Tên gọi của hợp chất và tên gọi của các nguyên tố tạo hợp chất luôn (2) ….
b) Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố kim loại thường ở (3) …. Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim thì ở (4) …..
Lời giải:
a) Hợp chất do (1) nhiều nguyên tố tạo nên. Tên gọi của hợp chất và tên gọi của các nguyên tố tạo hợp chất luôn (2) khác nhau.
b) Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố kim loại thường ở (3) thể rắn. Các hợp chất tạo bởi các nguyên tố phi kim thì ở (4) thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
Bài 5.11 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Em hãy liệt kê một số phân tử chính có trong không khí. Tính khối lượng phân tử của chúng.
Lời giải:
- Trong không khí có các phân tử chính: nitrogen; oxygen; carbon dioxide và hơi nước.
- Khối lượng phân tử của các chất trên:
+ Khối lượng phân tử nitrogen (N2): 14 . 2 = 28 (amu).
+ Khối lượng phân tử oxygen (O2): 16 . 2 = 32 (amu).
+ Khối lượng phân tử carbon dioxide (CO2): 12 + 16 . 2 = 44 (amu).
+ Khối lượng phân tử nước (H2O): 1. 2 + 16 = 18 (amu).
Bài 5.12 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử frutose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Em hãy cho biết fructose thuộc loại phân tử gì? Tính khối lượng phân tử frutose.
Lời giải:
- Phân tử fructose thuộc loại phân tử hợp chất vì được tạo thành từ nhiều nguyên tố.
- Công thức phân tử fructose: C6H12O6.
- Phân tử fructose có khối lượng phân tử: 12 . 6 + 1.12 + 16 . 6 = 180 (amu).
Bài 5.13 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Từ các nguyên tố C, H, O em hãy liệt kê 5 phân tử quen thuộc mà em biết và tính khối lượng phân tử của chúng.
Lời giải:
5 phân tử quen thuộc từ các nguyên tố C, H và O là:
+ Phân tử nước (H2O: gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O), khối lượng phân tử nước:
1 . 2 + 16 = 18 (amu).
+ Phân tử carbon monoxide (CO: gồm 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử O), khối lượng phân tử carbon monoxide:
12 + 16 = 28 (amu).
+ Phân tử carbon dioxide (CO2: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O), khối lượng phân tử carbon dioxide:
12 + 16 . 2 = 44 (amu).
+ Phân tử oxygen (O2: gồm 2 nguyên tử O), khối lượng phân tử oxygen: 16 . 2 = 32 (amu).
+ Phân tử methane (CH4: gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H), khối lượng phân tử methane: 12 + 1 . 4 = 16 (amu).
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Phân tử - đơn chất – hợp chất Chân trời sáng tạo hay khác:
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 14
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 16
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST