Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 70 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 70 trong Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 70.

Bài 32.13 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi:

Vai trò của nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp các nhà làm vườn tạo ra những cây sạch bệnh hoặc cây có khả năng kháng bệnh và chịu được sâu bệnh tốt hơn. Nó còn giúp rút ngắn được thời gian sản xuất, cho “ra lò” số lượng lớn các cây giống đồng đều nhau, thời gian nhân giống nhanh và nhiều cây giống trên cùng một diện tích nhỏ. Vì thế, khi đưa cây giống đi trồng cũng như khi đưa ra thị trường, cây nuôi cấy mô sẽ có sự thuận tiện, bảo quản dễ dàng, hạn chế bị chết,…

Nhờ các ưu điểm này làm cho giá thành cây giống giảm.

Câu hỏi:

1. Nêu vai trò của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong thực tiễn.

2. Vì sao nuôi cấy mô tế bào thực vật lại có thể cho “ra lò” số lượng lớn các cây giống đồng đều nhau, thời gian nhân giống nhanh và nhiều cây trồng trên một diện tích nhỏ?

3. Vì sao nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp giảm giá thành sản xuất cây giống?

Lời giải:

1. Vai trò của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong thực tiễn:

- Tạo ra số lượng lớn các cây giống đồng đều nhau trong thời gian ngắn, trên cùng một diện tích nhỏ. Nhờ đó, làm hạ giá thành cây giống.

- Tạo ra những cây sạch bệnh hoặc cây có khả năng kháng bệnh và chịu được sâu bệnh tốt hơn.

2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể cho “ra lò” số lượng lớn các cây giống đồng đều nhau, thời gian nhân giống nhanh và nhiều cây trồng trên một diện tích nhỏ: Trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẩu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bởi vậy, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, từ một mẩu tế bào của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra rất nhiều cây giống, đồng đều về phẩm chất (các cây con đều có đặc điểm di truyền giống cây mẹ) trên một diện tích nhỏ.

3. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp giảm giá thành sản xuất cây giống vì trong phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, chỉ từ một mẩu tế bào của cây mẹ có thể tạo ra số lượng lớn các cây con trên một diện tích nhỏ, trong một thời gian ngắn.

Bài 33.1 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.

B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.

C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Bài 33.2 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

A. Nhụy của hoa.

B. Tất cả các bộ phận của hoa.

C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.

D. Bầu của nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cơ thể mới.

Lời giải SBT KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác