Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 60 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 60 trong Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 60.

Bài 27.1 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Cảm ứng ở sinh vật là gì? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật:

+ Trời nóng người toát mồ hôi

+ Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào

+ Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian, ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ.

+ Chim xù lông khi trời lạnh.

+ Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng xe lại.

Bài 27.2 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Cảm ứng có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Vai trò của cảm ứng trong đời sống của cây: Thông qua cảm ứng, thực vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường, nhờ đó thực vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

- Ví dụ:

+ Thực vật có tính hướng sáng, nhờ đó cây hướng về phía ánh sáng để tăng cường quang hợp.

+ Rễ cây có tính hướng nước giúp rễ tìm được nguồn nước và chất khoáng để cung cấp cho cây.

+ Cây bầu bí có tính hướng tiếp xúc giúp cây leo lên cao để lấy được nhiều ánh sáng và tránh được những tác động bất lợi khi bò ở dưới đất.

Bài 27.3 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. hình thức phản ứng đa dạng.

C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.

D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. Ví dụ như: Chim xù lông khi trời lạnh, người rụt tay lại khi chạm tay vào vật nóng, chó thè lưỡi khi trời nóng,…

Bài 27.4 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.

B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.

C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.

D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. Cảm ứng ở thực vật có các hình thức như: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…

- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy. Cảm ứng ở động vật có nhiều biểu hiện đa dạng, đặc trưng cho từng loài như: chim xù lông để chống rét, người mặc thêm nhiều áo hơn khi trời rét,…

Bài 27.5 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Hoàn thành bảng sau phân biệt một số dạng cảm ứng ở thực vật.

Các dạng cảm ứng

ở thực vật

Đặc điểm, ý nghĩa

đối với thực vật

Ví dụ

Tính hướng sáng



Tính hướng nước









Lời giải:

Các dạng cảm ứng

ở thực vật

Đặc điểm, ý nghĩa

đối với thực vật

Ví dụ

Tính hướng sáng

Thân, cành cây hướng về phía có ánh sáng tìm nguồn sáng để quang hợp.

Cây đậu đặt trong bóng râm một thời gian thì thân mọc hướng về phía có ánh sáng.


Tính hướng nước

Rễ cây hướng về phía có nguồn nước để tìm được nguồn nước cho cây.

Nếu chỉ cung cấp nước ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có nước.

Tính hướng hóa

Rễ cây hướng về phía có các chất dinh dưỡng để tìm được nguồn chất khoáng cho cây.

Nếu chỉ đặt phân bón ở một phía của chậu thì sau một thời gian rễ của cây đậu sẽ hướng về phía có phân bón.

Tính hướng tiếp xúc

Ngọn, thân, tua cuốn của các cây thân leo như bầu bí quấn quanh giá thể để giúp cây vươn lên cao.

Cắm một que gỗ cạnh cây dưa chuột thì sau một thời gian cây dưa chuột sẽ bám và leo quanh que gỗ.

Bài 27.6 trang 60 sách bài tập KHTN 7: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.

B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.

C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.

D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Lời giải SBT KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác