Giải SBT Hóa học 10 trang 22 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Hóa học 10 trang 22 trong Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa 10 trang 22.
Bài 8.7 trang 22 SBT Hóa học 10: X, Y và Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, Z nào sau đây là đúng?
A. X là kim loại; Y là chất lưỡng tính; Z là phi kim.
B. X là phi kim; Y là chất lưỡng tính; Z là kim loại.
C. X là kim loại; Z là chất lưỡng tính; Y là phi kim.
D. X là phi kim; Z là chất lưỡng tính; Y là kim loại.
Lời giải:
Oxide của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng giấy quỳ tím ⇒ Oxide của X có tính acid ⇒ X là phi kim.
Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. ⇒ Oxide của Y có tính base ⇒ Y là kim loại.
Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. ⇒ Oxide của Z có tính lưỡng tính.
Không có khái niệm kim loại lưỡng tính
⇒ Không có đáp án đúng.
Bài 8.8 trang 22 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X.
b) Nguyên tử của X có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
c) Electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
d) X là kim loại hay phi kim?
Lời giải:
a) Nguyên tố X nằm ở chu kì 4 ⇒ Có 4 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn ⇒ Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
b) Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng.
c) Nguyên tử X có 7 electron lớp ngoài cùng trong đó 2 electron thuộc phân lớp 4s và 5 electron thuộc phân lớp 4p.
d) Nguyên tử X dễ thu thêm 1 electron để đạt cấu hình octet. X là phi kim.
Bài 8.9 trang 22 SBT Hóa học 10: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19
a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại tăng dần. Giải thích.
Lời giải:
a) Cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
5X: 1s22s22p1 ô số 5, nhóm IIIA, chu kì 2; nguyên tố p.
11Y: 1s22s22p63s1 ô số 11, nhóm IA, chu kì 3; nguyên tố s.
13Z: 1s22s22p63s23p1 ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3; nguyên tố p.
19T: 1s22s22p63s23p64s1; ô số 19, nhóm IA, chu kì 3; nguyên tố s.
b) Theo nhóm A: Y < T và X < Z; theo chu kì: Z < Y.
⇒ Thứ tự tăng dần tính kim loại: X < Z < Y < T.
Bài 8.10 trang 22 SBT Hóa học 10: Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17
a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính phi kim giảm dần (biết độ âm điện của G lớn hơn A).
Lời giải:
a) Cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
6A: 1s22s22p2; ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2; nguyên tố p.
9D: 1s22s22p5; ô số 9, nhóm VIIA, chu kì 2; nguyên tố p.
14E. 1s22s22p63s23p2; ô số 14, nhóm IVA, chu kì 3; nguyên tố p.
17G: 1s22s22p63s23p5; ô số 17, nhóm VIIA, chu kì 3; nguyên tố p.
b) Theo nhóm A: tính phi kim A > E và D > G.
Theo chu kì: Tính phi kim D > A và G > E.
Độ âm điện của G > A nên tính phi kim G > A.
⇒ Thứ tự giảm dần tính phi kim: D > G > A > E.
Bài 8.11 trang 22 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron theo lớp của năm nguyên tố X, Q, Z, A, D như sau
X: 2, 2; Q: 2, 8, 8, 2; Z: 2, 7;
A: 2, 8, 8, 7; D: 2
a) Nêu vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xác định kim loại mạnh nhất, phi kim mạnh nhất, nguyên tố kém hoạt động nhất trong số chúng. Giải thích.
Lời giải:
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn.
X |
Q |
Z |
A |
D |
|
Số thứ tự |
4 |
20 |
9 |
25 |
2 |
Chu kì |
2 |
4 |
2 |
4 |
1 |
Nhóm |
IIA |
IIA |
VIIA |
VIIB |
VIIIA |
b) Kim loại mạnh nhất là Q, phi kim mạnh nhất là Z, nguyên tố kém hoạt động nhất là D.
- X, Q, D đều có 2 electron lớp ngoài cùng, nhưng D có cấu hình electron bão hòa là 1s2 nên không nhường hay nhận electron, X và Q ở cùng nhóm IIA của bảng tuần hoàn, theo xu hướng biến đổi trong nhóm A từ trên xuống dưới tính kim loại tăng nên tính kim loại Q > X.
- Z ở nhóm VIIA, là phi kim duy nhất và cũng là phi kim mạnh nhất.
- D là khí hiếm nên kém hoạt động nhất.
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT