Giải SBT Hóa học 10 trang 60 Cánh diều

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 60 trong Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen Sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 60.

Bài 17.17 trang 60 sách bài tập Hóa học 10: Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium iodide là do phản ứng sau:

I2 (s) + KI (aq) → KI3 (aq)

Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?

A. Chất oxi hóa.

B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

D. Không phải là chất oxi hóa cũng không phải là chất khử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Có thể nhận thấy potassium không thay đổi số oxi hóa (+1 trong các hợp chất).

Số oxi hóa của iodine trong đơn chất và potassium iodide lần lượt là 0 và -1 và giữa chúng không có số oxi hóa trung gian.

Như vậy, trong phản ứng này không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố, do đó không phải là phản ứng oxi hóa – khử.

Thực tế, phản ứng này là sự kết hợp giữa ion I- và phân tử I2 tạo ion I3- bằng một liên kết cho – nhận.

Trong thực tế, phản ứng này giúp chuyển iodine (I2, ít tan trong nước) thành ion triodine (I3-, tan tốt trong nước) phân tán dễ dàng vào dung dịch. Dung dịch này có tính sát khuẩn.

Bài 17.18 trang 60 sách bài tập Hóa học 10: Calcium chloride hypochlorite (CaOCl2) thường được dùng làm chất khử trùng bể bơi do có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu thêm về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó, biết được số oxi hóa của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là

A. +1 và -1.

B. -1.

C. 0 và -1.

D. 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

CaOCl2 là muối hỗn tạp, được tạo nên bởi 1 cation kim loại và 2 anion gốc axit.

Công thức cấu tạo của CaOCl2 là:

Calcium chloride hypochlorite thường được dùng làm chất khử trùng bể bơi

Bài 17.19 trang 60 sách bài tập Hóa học 10: Xét các phản ứng:

X2g+H2g2HXg ΔrH2980 (*)

với X lần lượt là Cl, Br, I.

Giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-1) một số chất được cho trong Phụ lục 2, SGK Hóa học 10, Cánh Diều.

a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng (*).

b) Hãy sắp xếp các phản ứng (*) theo thứ tự giảm dần của nhiệt lượng tỏa ra.

Lời giải:

a) Xét các phản ứng:

X2g+H2g2HXg ΔrH2980 (*)

Biến thiên enthalpy chuẩn được tính theo công thức:

ΔrH2980(*)=(1×EXX+1×EHH)2×EHX

Với phản ứng:

Cl2(g) + H2(g) → 2HCl(g)

ΔrH2980=(1×EClCl+1×EHH)2×EHCl

= (243 + 436) – 2 × 431 = -183 (kJ)

Với phản ứng:

Br2(g) + H2(g) → 2HBr(g)

ΔrH2980=(1×EBrBr+1×EHH)2×EHBr

= (193 + 436) – 2 × 364 = -99 (kJ).

Với phản ứng:

I2(g) + H2(g) → 2HI(g)

ΔrH2980=(1×EII+1×EHH)2×EHI

= (151 + 436) – 2 × 297 = -7 (kJ).

b) Nhiệt lượng tỏa ra trong phản ứng của Cl2 > Br2 > I2.

Phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn càng âm thì tỏa nhiệt càng nhiều.

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác