Giải SBT Hóa học 10 trang 54 Cánh diều
Với Giải SBT Hóa học 10 trang 54 trong Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học Sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 54.
Bài 16.15 trang 54 sách bài tập Hóa học 10: Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ của những phản ứng nào sau đây sẽ bị thay đổi?
A. 2Al(s) + Fe2O3(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)
B. 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)
C. C(s) + O2(g) → CO2(g)
D. CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, C
Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có chất khí tham gia.
Bài 16.16 trang 54 sách bài tập Hóa học 10: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm?
A. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
B. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
C. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
D. Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C
Những mô tả phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm:
A. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng.
C. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
Bài 16.17 trang 54 sách bài tập Hóa học 10: Từ một miếng đá vôi và một lọ dung dịch HCl 1 M, thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nào sau đây sẽ thu được lượng CO2 lớn nhất trong một khoảng thời gian xác định?
A. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, không đun nóng.
B. Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.
C. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1 M, không đun nóng.
D. Cho miếng đá vôi vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện: Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng sẽ thu được lượng CO2 lớn nhất.
Bài 16.18 trang 54 sách bài tập Hóa học 10: Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học Cánh diều hay khác:
- Giải SBT Hóa học 10 trang 49
- Giải SBT Hóa học 10 trang 50
- Giải SBT Hóa học 10 trang 51
- Giải SBT Hóa học 10 trang 52
- Giải SBT Hóa học 10 trang 53
- Giải SBT Hóa học 10 trang 55
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều