Giải SBT Hóa học 10 trang 10 Cánh diều

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 10 trong Bài 3: Nguyên tố hóa học Sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 10.

Bài 3.12 trang 10 sách bài tập Hóa học 10: Đồng vị được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu phản ứng hóa học. Cho biết vai trò của D (đồng vị H12) và T (đồng vị H13) là như nhau trong các phản ứng hóa học. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra phản ứng sau:

CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH = CHD ⇌ CH2 = CH – CH2 – CHD – CH = CH2 (1)

Vậy cũng trong điều kiện đó, phản ứng sau đây có xảy ra không?

CD2 = CD – CD2 – CD2 – CD = CDT ⇌ CD2 = CD – CD2 – CDT – CD = CD2 (2)

Lời giải:

Phản ứng (2) có xảy ra bởi vì phản ứng (1) xảy ra; vai trò của D và T là như nhau.

Bài 4.1 trang 10 sách bài tập Hóa học 10: Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Số lượng electron tối đa trên các lớp là như nhau.

B. Năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau có thể bằng nhau.

C. Khi quay quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, năng lượng của electron là không đổi.

D. Electron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng cao nhất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A sai vì số electron tối đa trên các lớp là khác nhau, ví dụ lớp thứ nhất có tối đa 2 electron; lớp thứ hai có tối đa 8 electron.

B sai vì năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau là khác nhau.

D sai vì electron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng thấp nhất.

Bài 4.2 trang 10 sách bài tập Hóa học 10: Theo mô hình Rutherford - Bohr, khi một nguyên tử H hấp thụ một năng lượng đủ lớn, electron sẽ

A. chuyển từ lớp electron gần hạt nhân sang lớp xa hạt nhân hơn.

B. chuyển từ lớp electron xa hạt nhân về lớp gần hạt nhân hơn.

C. không thay đổi trạng thái.

D. có thể chuyển sang lớp khác bất kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Theo mô hình Rutherford - Bohr, khi một nguyên tử H hấp thụ một năng lượng đủ lớn, electron sẽ chuyển từ lớp electron gần hạt nhân sang lớp xa hạt nhân hơn (hay electron sẽ chuyển từ lớp có năng lượng thấp hơn lên lớp có năng lượng cao hơn).

Bài 4.3 trang 10 sách bài tập Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr?

A. Electron trên lớp K có năng lượng cao hơn trên lớp L.

B. Electron trên lớp M có năng lượng cao hơn trên lớp K.

C. Electron ở lớp K gần hạt nhân hơn so với electron ở lớp L.

D. Electron ở lớp M xa hạt nhân hơn so với electron ở lớp L.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phát biểu A sai vì: Electron trên lớp K có năng lượng thấp hơn trên lớp L.

Bài 4.4 trang 10 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử F có 9 electron. Theo mô hình Rutherford – Bohr, tỉ lệ số lượng electron trên lớp thứ hai so với số lượng electron trên lớp thứ nhất là

A. 2 : 12.

B. 7 : 2.

C. 5 : 2.

D. 2 : 7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số lượng electron tối đa trên một lớp là 2.n2 (với n ≤ 4).

Lớp thứ nhất của F chứa tối đa 2 electron.

Lớp thứ hai của F chứa 7 electron (lớp thứ hai tối đa chứa 2.22 = 8 electron).

Vậy tỉ lệ số lượng electron trên lớp thứ hai so với số lượng electron trên lớp thứ nhất là 7 : 2.

Lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác