Lí thuyết: Các thuyết tiến hóa



Chuyên đề: Tiến hóa

Lí thuyết: Các thuyết tiến hóa:

I. Các thuyết tiến hoá

1. Các loại bằng chứng tiến hoá

   - Bằng chứng giải phẫu so sánh: dựa trên sự giống nhau về đặc điểm giải phẫu, các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần gũi.

   - Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hoá, cơ quan tương tự.

   - Bằng chứng phôi sinh học: những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phần loại càng nhiều và kéo dài chứng tỏ quan hệ họ hàng giữa chúng càng gần.

   - Bằng chứng địa lý sinh học:

   - Bằng chứng sinh học phân tử và tế bào học:

2. Các học thuyết tiến hoá cổ điển

a. Học thuyết Lamac

   - Theo quan điểm của Lamac, tiến hoá là quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

   - Quá trình tiến hoá theo Lamac: Ngoại cảnh thay đổi chậm→ sinh vật từ từ biến đổi→ thích nghi với môi trường → không có loài bị diệt vong. Mọi cá thể đều có cùng phàn ứng với sự biến đổi của môi trường.

b. Học thuyết Đacuyn

   - Đacuyn đã đánh giá được vai trò của biến dị và di truyền: biến dị, đặc biệt là biến dị cá thể, là nguyên liệu quan trọng cho tiến hoá; còn di truyền là cơ sở cho sự tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn.

   - Có 2 dạng chọn lọc thường gặp là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

3. Học thuyết tiến hoá tổng hợp

   - Học thuyết này được ra đời vào thế kỉ XX, là sự kết hợp giữa cơ chế tiến hoá bằng CLTN của Đacuyn và các thành tựu của di truyền học hiện đại.

   - Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá nói chung có thể chia thành 2 phần là tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ

4. Các nhân tố tiến hoá

   - Một yếu tố để được gọi là nhân tố tiến hoá thì yếu tố đó cần làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

   - Có các nhân tố tiến hoá chính là: đột biến, di – nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

   - Trong 4 nhân tố tiến hoá, CLTN là nhân tố có vai trò quy định chiều hướng tiến hoá.

5. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi

   - Đặc điểm thích nghi là sự thay đổi hình thái, kích thước, sinh lí của sinh vật để phù hợp với các điều kiện môi trường, giúp sinh vật sống tốt hơn.

   - Có 2 dạng thích nghi thường thấy là thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen.

   - Theo quan niệm hiện đại, sự hình thànhcủa đặc điểm thích nghi là một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 yếu tố: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN

6. Loài – quá trình hình thành loài mới

   - Loài sinh học là một nhóm cá thể hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

   - Có 2 cơ chế cách li sinh sản giữa cá loài: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

   - Quá trình hình thành loài là sự cải biến kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới và cách li sinh sản với quần thể gốc.

   - Có 4 cách hình thành loài mới: hình thành loài bằng cách li địa lí, hình thành loài bằng cách li sinh thái, hình thành loài bằng cách li tập tính, hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá.

7. Tiến hoá lớn

   - Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi để hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

   - Sinh vật nói chung có 2 chiều hướng tiến hoá: tiến hoá phân nhánh tạo nên tính đa dạng của sinh giới; một số nhóm sinh vật thì nâng cao mức độ tổ chức cơ thể, một số nhóm khác lại đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.

   - Lịch sử tiến hoá của 1 loài hay nhóm loài diễn ra theo 1 trong 2 hướng là tiến bộ sinh học hoặc thoái bộ sinh học.

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-tien-hoa.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học