Bài tập trắc nghiệm Ứng dụng di truyền (phần 3)



Chuyên đề: Ứng dụng di truyền

Câu 36: Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa, người ta sử dụng phương pháp

A. nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.

B. gây đột biến đa bội tạo thể song nhị bội.

C. thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.

D. nuôi cấy mô để tạo cơ thể tứ bội.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?

A. Từ một phôi ban đầu được phân cắt thành nhiều phôi, sau đó cấy vào cơ quan sinh sản của những con cái khác nhau.

B. Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cái phải được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.

C. Có thể phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thành phần của phôi khi mới phát triển.

D. Tạo ra một số lượng lớn cá thể đực và cái trong thời gian ngắn từ một phôi ban đầu.

Câu 38: Để tạo ra giống cây trồng thuần chủng, chúng ta nên áp dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nuôi cấy hạt phấn thành cây đơn bội rồi tiến hành lưỡng bội hóa cây đơn bội thu được.

B. Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính các cơ thể thực vật để tạo thành dòng thuần chủng.

C. Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để tạo nên dòng tế bào mô phân sinh sạch bệnh.

D. Sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần để tạo ra các dòng tế bào thuần chủng.

Câu 39: Thành tựu nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen?

1. Cừu Đôly.

2. Dâu tằm tam bội có năng suất cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm.

3. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp tiền chất tạo ra vitamin A trong hạt.

4. Cà chua có thể vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.

5. Cừu sản sinh prôtêin của người trong sữa.

6. Dòng vi khuẩn mang gen insulin của người.

Tổ hợp các ý đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 2, 3.

C. 2, 6.

D. 1, 4, 5.

Câu 40: Điều nào dưới đây không phải là một trong những vai trò của kỹ thuật vi nhân giống?

A. Góp phần bảo tồn các giống cây trồng với nguồn gen quý hiếm có nguy cơ mất mát.

B. Tạo ra một số lượng lớn cây giống đồng nhất về di truyền và tuổi cây trong thời gian ngắn.

C. Tạo ra một số lượng lớn các dạng biến dị tổ hợp phát sinh bởi quá trình chọn lọc dòng tế bào xôma.

D. Tiết kiệm được nhiều diện tích đất trồng trọt so với nhân giống bằng phương pháp truyền thống.

Câu 41: Biện pháp nào sau đây không nhằm mục đích tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn giống?

A. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.

B. Loại bỏ những cá thể không mong muốn.

C. Sử dụng kỹ thuật di truyền để chuyển gen.

D. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý, hóa học.

Câu 42: Khi nói về ADN tái tổ hợp, điều nào sau đây là không đúng?

A. ADN tái tổ hợp là phân tử ADN chứa thể truyền và gen cần chuyển.

B. ADN tái tổ hợp được tạo ra do gắn gen cần chuyển vào thể truyền.

C. Trong tự nhiên, ADN tái tổ hợp làm nhiệm vụ tái tổ hợp lại vật chất di truyền của các loài.

D. Khi chuyển vào tế bào nhận, ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập với hệ gen nhân của tế bào nhận.

Câu 43: Ở phép lai nào sau đây, gen trên NST của cá thể con tồn tại theo từng cặp alen?

A. Lai giữa ngựa cái và lừa đực tạo ra con la.

B. Lai giữa ngựa đực và lừa cái tạo ra con Bac-đô.

C. Lai giữa bò Thanh Hóa và bò Hà Lan tạo ra bò lai.

D. Lai giữa hổ và sư tử tạo ra con lai.

Câu 44: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AAbb thành 15 phôi và tạo điều kiện cho chúng phát triển thành 15 cá thể. 15 cá thể này

A. đều có mức phản ứng giống nhau.

B. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.

C. có giới tính khác nhau.

D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

Câu 45: Cho các thành tựu sau:

(1): Tạo giống nho tam bội.

(2): Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp bêta-carôten trong hạt.

(3): Tạo giống bông mang gen trừ sâu của vi khuẩn.

(4): Tạo giống lúa MT1 chín sớm, cứng cây, năng suất cao.

(5): Tạo giống “táo má hồng” giòn, thơm, ngọt.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (4), (5).

Câu 46: Người ta có thể tạo ra các quả không hạt bằng cách nào dưới đây?

A. Tạo cây lệch bội.

B. Tạo cây lưỡng bội.

C. Tạo cây tam bội.

D. Tạo cây tứ bội.

Câu 47: Phương pháp thông dụng nhất để chuyển gen ở động vật là

A. sử dụng phagơ làm thể truyền để chuyển gen.

B. sử dụng súng bắn gen để đưa gen cần chuyển vào hợp tử.

C. cấy nhân có gen đã cải biến vào trứng đã bị loại bỏ nhân.

D. bơm gen cần chuyển vào nhân tinh trùng lúc chưa hòa hợp với trứng.

Câu 48: Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp

A. các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp.

B. không có đột biến xảy ra.

C. môi trường sống luôn luôn ổn định.

D. các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp có lợi hoặc không chứa hoặc chứa rất ít gen có hại.

Câu 49: Ngô là cây giao phấn nên nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có biểu hiện

A. chiều cao thân giảm, xuất hiện các dạng lùn bạch tạng, năng suất giảm.

B. thân cao vống, không có khả năng sinh sản.

C. sinh tưởng nhanh, phát triển mạnh, năng suất cao, phẩm chất tốt.

D. tế bào to, hàm lượng ADN tăng gấp bội, quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.

Câu 50: Giao phối cận huyết được thể hiện rõ nhất ở phép lai nào sau đây?

A. AABBCC x aabbcc

B. AaBbCc x AaBbCc

C. AABBCc x aabbcc

D. aaBbCC x AAbbcc

Đáp án

36 B37D38 A 39 A 40 D
41 B42C43 C 44 A 45 D
46 C47C48 D 49 A 50 B

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm


chuyen-de-ung-dung-di-truyen.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học