Bài tập trắc nghiệm Di truyền cấp độ phân tử (phần 2)



Chuyên đề: Di truyền cấp độ phân tử

Câu 21: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:

A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.

B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.

Câu 22: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 23: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?

A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.

B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.

C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.

D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Câu 24: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’→5’ trên phân tử mARN.

B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN.

Câu 25: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau :

(1): Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2): Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3): Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4): Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ – tARN ( : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5): Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6): Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và .

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).

C. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).

D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

Câu 26: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không diễn ra trong nhân tế bào?

A. Nhân đôi nhiêm sắc thể.

B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

C. Tổng hợp ARN.

D. Nhân đôi ADN.

Câu 27: Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là

A. 3600.     B. 3599.     C. 3899.    D. 3601.

Câu 28: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là

A. 15%.    B. 20%.    C. 10%.     D. 25%

Câu 29: Trong quá trình dịch mã, axit amin tự do

A. được hoạt hoá thành dạng hoạt động nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN tạo nên phức hệ axit amin – tARN, quá trình diễn ra dưới tác dụng của enzim đặc hiệu.

B. trực tiếp đến ribôxôm để phục vụ cho việc dịch mã .

C. đến ribôxôm dưới dạng ATP hoạt hoá.

D. được gắn với tARN nhờ enzim đặc hiệu tạo thành phức hợp axit amin –tARN để phục vụ cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây là không đúng ?

A. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

B. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

C. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 31: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Đột biến thuộc dạng nào?

A. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.

B. Đảo vị trí 1 cặp nu.

C. Thêm 1 cặp A - T.

D. Mất 1 cặp A – T.

Câu 32: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đó là:

A. A = T = 600; G = X = 900.

B. A = T = 450; G = X = 1050.

C. A = T = 900; G = X = 600.

D. A = T =1050; G = X = 450.

Câu 33: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômet và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là :

A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.

B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.

C. Mất một cặp A – T.

D. Thêm một cặp G – X.

Câu 34: Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 Å. Gen B có số liên kết hiđrô là 3900, gen b có hiệu số giữa loại A với G là 20% số nu của gen. Do đột biến thể lệch bội tạo ra tế bào có kiểu gen Bbb. Số lượng nu mỗi loại trong kiểu gen sẽ là :

A. A = T= 1800; G = X = 2700

B. A = T= 1500; G = X = 3000.

C. A = T= 1650; G = X = 2850

D. A = T= 2700; G = X = 1800.

Câu 35: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến, chiều dài của gen giảm 10,2 Å và kém 7 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là :

A. A = T = 1080; G = X = 720.

B. A = T = 1432; G = X = 956.

C. A = T = 1074; G = X = 717.

D. A = T = 1440; G = X = 960.

Đáp án

21 C22A23 B 24 A 25 C
26 B27B28 D 29 A 30 C
31 D32A33 A 34 D 35 C

Câu 27:

Số nuclêôtit loại G của alen B là 600 nuclêôtit.

Đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A – T khiến gen B thành b nên số nuclêôtit mỗi loại của b là:

A = T = 901 nuclêôtit; G = X = 599 nuclêôtit.

Số liên kết hiđrô của b là: 2 x 901 + 3 x 599 = 3599 liên kết.

Đáp án B.

Câu 31:

Tương tự cách tính ở câu 16 ta tìm được số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu là:

A = T = 600 nuclêôtit; G = X = 900 nuclêôtit.

Gen tự nhân đôi 3 lần, nên ở mỗi gen con số lượng nuclêôtit mỗi loại là:

A = T = 4193 : (22 -1) = 599 nuclêôtit.

G = X = 6300 : (22 -1) = 900 nuclêôtit.

Vì vậy đột biến đã xảy ra là mất 1 cặp A – T.

Đáp án D.

Câu 34:

Lưu ý: kiểu gen của cơ thể là Bbb có nghĩa là trong bộ gen của cơ thể có đến 2 alen b. Khi tính số lượng nuclêôtit cần nhân đôi số lượng nuclêôtit mỗi loại của alen b.

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-di-truyen-cap-do-phan-tu.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học