Soạn bài Xưng hô trong hội thoại (siêu ngắn) - Ngữ văn lớp 9

Câu 1 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): -Các từ ngữ xưng hô: anh, chị, em, tôi, tao, tớ, cậu, mình, mày, chúng nó, chúng mày, họ, chúng tôi, chúng tớ, chị ấy, anh ấy, mợ, chú, bác, ông, bà, bố, mẹ..

   - Cách dùng

      + Ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao

      + Ngôi thứ hai: mày, chúng mày

      + Ngôi thứ 3: nó, hắn, chúng nó, họ

      + Thân mật: Anh chị, em, ông, bà, cha, mẹ

      + Trang trọng: quý ngài, quý ông, quý vị

Câu 2 (trang 38 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): -Từ ngữ xưng hô: anh, em, tôi, ta, chú mày, Dế Choắt

   - Sự thay đổi từ ngữ xưng hô: Ở đoạn trích a: Dế Mèn gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “ta” thể hiện sự trịch thượng, coi thường Dế Choắt. Ở đoạn trích b: Dế Mèn gọi Dế Choắt là “anh” xưng “tôi” thể hiện sự tôn trọng Dế Choắt.

   - Có sự thay đổi đó là do Dế Mèn đã vô tình gây ra cái chết của Dế Choắt và cảm thấy ăn năn hối hận vì việc mình làm.

Câu 1 (trang 39 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Người viết nhầm “chúng em” thành “chúng ta”

   - Chúng ta là bao gồm cả người được nhận thư

   - Chúng em không bao gồm người nhận thư

Câu 2 (trang 39 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Xưng hô “chúng tôi” mà không xưng “tôi” để thể hiện sự khiêm tốn, tính khách quan của vấn đề

Câu 3 (trang Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): - Chú bé gọi người sinh thành là điều bình thường

   - Chú bé xưng hô với sứ giả là ta – ông là khác thường, thể hiện sự trịnh trọng, mang màu sắc của truyền thuyết.

Câu 4 (trang 39 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): - Vị tướng là người “tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thầy giáo cũ là thầy – con

   - Người thầy giáo lại tôn trọng vị trí hiện tại của người học trò nên gọi vị tướng là ngài

Câu 5 (trang 39 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cách xưng hô của Bác thể hiện sự gần gũi, thân mật giữa lãnh tụ với nhân dân. Không thể hiện sự trịch thượng, khoảng cách trên dưới, xa lạ giữa lãnh tụ với nhân dân.

Câu 6 (trang 40 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): - Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích được chị Dậu dùng với cai lệ

   - Từ ngữ xưng hô của cai lệ: ông – mày: Cho thấy cai lệ ở vị trí cao hơn so với chị Dậu, thể hiện sự trịch thượng, hống hách, coi thường người khác của cai lệ

   - Từ ngữ xưng hô của chị Dậu: Ông – cháu: Cho thấy vị trí xã hội của chị Dậu thấp hơn cai lệ, thể hiện sự nhún nhường, van ơn của chị Dậu

   - Ở cuối đoạn trích chị Dậu thay đổi từ ngữ xưng hô: tôi – ông, bà – mày: thể hiện sự phản kháng của chị Dậu trước thói hống hách, hung hăng của cai lệ

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác: