Từ mượn - Ngữ văn lớp 6



Bài giảng: Từ mượn - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

- Khái niệm từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (từ gốc Hán và từ Hán Việt), bên cạnh đó tiếng Việt còn mượn từ một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.

- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt.

- Nguyên tắc mượn từ: Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa

Bài 1: Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em, nên dùng thế nào?

- Hê lô (chào), đi đâu đấy?

- Đi ra chợ một chút.

...

- Thôi, bai (chào) nhé, si ơ ghên( gặp nhau sau)

Gợi ý:

Cách dùng các từ in đậm như đã cho trong bài tập là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng không nên dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”. Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết.

Bài 2: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a. báu vật/của quý

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác...

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...

b. chết/từ trần

- Ông của Lan đã... đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước.

c. phôn/gọi điện

- Sao cậu không... cho tớ để tớ đón cậu?

- Sao ông không... cho cháu để cháu đón ông?

Gợi ý:

a.

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.

b.

- Ông của Lan đã từ trần đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước.

c.

- Sao cậu không phôn cho tớ để tớ đón cậu?

- Sao ông không gọi điện cho cháu để cháu đón ông?

Bài 3: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau:

Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân, sinh tử, sinh nhật, phụ tử, mẫu tử.

Gợi ý:

Từ Hán Việt Từ thuần Việt
Phụ mẫu Cha mẹ
Huynh đệ Anh em
Thiên địa Trời đất
Giang sơn Sông núi
Sinh tử Sống chết
Tiền hậu Trước sau
Thi nhân Nhà thơ
Phụ tử Cha con
Nhật dạ Ngày đêm
Mẫu tử Mẹ con

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học