Ôn tập về dấu câu - Ngữ văn lớp 6



Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu)

Dấu chấm:

- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến).

- Ví dụ: Tôi đi học.

Dấu chấm hỏi:

Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.

- Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

Dấu chấm than:

Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

- Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá!

Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu)

- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học. (dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu)

Lớp 6a1, lớp 6a2/ vừa hát vừa múa đẹp quá. (dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ)

Bài 1: Đặt dấu vào cuối câu thích hợp

a.Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế

b.Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp

c.Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay

d.Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không

Gợi ý:

a.Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

b.Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp!

c.Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay.

d.Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không?

Bài 2:Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn dưới đây:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im () Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

-U nhất định bán con đấy ư () U không cho con ở nhà nữa ư () Khốn nạn thân con thế này ()Trời ơi () Ngày mai con chơi với ai ()Con ngủ vơi ai ()

            (Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

Gợi ý:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im (.) Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư (?) U không cho con ở nhà nữa ư (?) Khốn nạn thân con thế này (!)Trời ơi (!) Ngày mai con chơi với ai (?)Con ngủ vơi ai (?)

Bài 3: Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây:

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm, từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng, đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng, các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa, nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước

Ngày mùa, cánh đồng lúa chín trông thật là đẹp mắt.

            (Theo Trúc Mai)

Gợi ý:

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát. Trên các thửa ruộng các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa. Nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước.

Ngày mùa, cánh đồng lúa chín trông thật là đẹp mắt.

Bài 4: Đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:

Tao muốn làm người lương thiện.

- Không được ai cho tao lương thiện làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này tao không thể là người lương thiện nữa biết không chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này biết không...

Gợi ý:

Tao muốn làm người lương thiện.

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...

                (Chí Phèo – Nam Cao)

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 6 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học