Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975

Câu hỏi: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

Trả lời:

Những đặc điểm cơ bản của văn học VN 1945 - 1975:

a, Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:

- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ.

- Đề tài chính là Tổ Quốc với hai vấn đề trọng đại: đấu tranh bảo vệ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.

b, Nền văn học hướng về đại chúng:

- Nhân dân là đối tượng phản ánh, thưởng thức, nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Chính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài cho các tác phẩm: cách nhìn nhận mới về nhân dân, quan niệm về đất nước,...

- Nội dung: Phản ánh cuộc sống, khát vọng, phẩm chất anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng của nhân dân.

- Hình thức: tác phẩm ngắn gọn, sử dụng các thể loại truyền thống, ngôn ngữ trong sáng giản dị dễ hiểu.

c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

* Khuynh hướng sử thi: Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

- Đề tài, chủ đề: đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhà văn quan tâm chủ yếu đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử.

- Nhân vật trung tâm: văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống mà nhân vật phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại; gắn bó số phận mình với số phận đất nước; kết tinh những phẩm chất đẹp của cả cộng đồng.

VD: Bác Hồ - người đi tìm hình của nước, biểu trưng cho cả dân tộc; chị Trần Thị Lý, Anh hùng Núp, Tnú, Chị Út Tịch, mẹ Suốt, mẹ Tơm...

- Ngôn ngữ sử thi: trang trọng, tráng lệ, hào hùng (Sử dụng biện pháp trùng điệp, phóng đại).

* Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đầy tình cảm cảm xúc, hướng tới lí tưởng ca ngợi cuộc sống mới con người mới, tin vào tương lai tất thắng của Cách mạng,

- Biểu hiện:

+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,

+ Ca ngợi CNXH CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc; hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng. Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học