Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ qua khổ thơ 6 - 11 trong Tiếng hát con tàu

Câu hỏi: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ qua khổ thơ 6 - 11 trong Tiếng hát con tàu?

Trả lời:

(Khổ 6 - 11) Hình ảnh Tây Bắc hiện lên qua những con người cụ thể:

- Đó là người anh du kích với chiếc áo nâu, đứa em liên lạc linh hoạt, dũng cảm, người mẹ nuôi quân giàu đức hi sinh, cô gái xung phong với vắt xôi nuôi quân giấu giữa rừng ⇒ sự gắn bó và niềm biết ơn của tác giả.

- Những điệp ngữ con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế ... làm đoạn thơ chồng chất kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ. → Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến.

- Nhóm từ chỉ thời gian vĩnh hằng, từ xưng hô nói lên mối quan hệ gắn bó, gần gũi.

- Đoạn thơ có những câu mang tính triết lí:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

→ bình thường khi ta ở mảnh đất ấy chỉ là chốn trú thân. Khi rời xa mới nhận ra nơi ấy đã lưu giữ một phần tâm hồn.

 - Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương →Tình yêu có khả năng gắn kết những tâm hồn xa lạ.

⇒  Cuộc gặp gỡ giữa tác giả và nhân dân  đã được viết bằng những dòng thơ đầy gắn bó, nặng biết ơn. Đó không phải là cuộc gặp gỡ đơn thuần mà là cuộc hội ngộ trong hạnh phúc. Niềm vui sướng, nỗi hạnh phúc dâng trào bất tận trở thành tiếng ca reo vui, tiếng lòng phấn khởi, tiếng đập náo nức trong lời thơ, câu chữ. Qua đó khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học