Bức tranh Việt Bắc ra quân được diễn tả như thế nào trong đoạn trích Việt Bắc

Câu hỏi: Bức tranh Việt Bắc ra quân được diễn tả như thế nào trong đoạn trích Việt Bắc?

Trả lời:

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:

- Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ:

+ Những hình ảnh không gian rộng lớn, những từ láy (rầm rập, điệp điệp, trùng trùng), biện pháp so sánh (như là đất rung), cường điệu (bước chân nát đá), biện pháp đối lập (Nghìn đêm … >< … mai lên), những động từ (rầm rập, đất rung, lửa bay).

→ Diễn tả được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp: không khí sôi động với nhiều lực lượng tham gia, những hoạt động tấp nập…

+ Âm hưởng hùng ca, mang tính sử thi của đoạn thơ.

→ Thể hiện được sức mạnh của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

- Dân tộc ấy vượt qua bao khó khăn, thử thách, hi sinh để đem về những kì tích:

+ Tin vui thắng trận trăm miền.

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

+ Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà…

→ Liệt kê những chiến công gắn liền với những địa danh lịch sử.

- Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng:

+ Đó là sức mạnh của lòng căn thù:  Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.

+ Đó là sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi.

+ Sức mạnh của tình đoàn kết: Nhớ khi giặc đến giặc lùng...Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

→ Khối đại đoàn kết toàn dân (Đất trời ta cả chiến khu một lòng), sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên (Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây): tất cả tạo thành hình ảnh một đất nước đứng lên tiêu diệt kẻ thù.

⇒ Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. Tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thắng lợi cuối cùng.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học