Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ siêu ngắn

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

1.Mục đích.

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn.

2. Yêu cầu.

- Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn( ý kiến, quan điểm, nhận định..)

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái.

- Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc.

II. Cách bác bỏ

Câu 1 (trang 24 – 25 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a. Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng ″Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh″.

- Bác bỏ bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài.

- Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là:

    + Luận cứ 1: Về di bút của Nguyễn Du.

    + Luận cứ 2: Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du.

- Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả:

    + Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

    + Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du

b. Ông Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái cho rằng: “Tiếng Việt nghèo nàn”

- Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở, so sánh hai nền văn học Việt – Trung để nêu câu hỏi tu từ…

c. Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”

- Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Kết luận:

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

Câu 1 (trang 26 - 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a/ Bác bỏ: ″Đổi cứng thành mềm″ của kẻ sĩ cơ hội cầu an.

- Bằng lí lẽ và dẫn chứng.

    + Lí lẽ: ″Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời″.

    + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.

b/ Bác bỏ: ″thơ là những lời đẹp″.

- Bằng dẫn chứng cụ thể.

    + Dẫn chứng: từ thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du, thơ Bô - đơ - le, thơ kháng chiến chống Pháp. → đều không dùng lời văn đẹp.

∗ Bài học về cách bác bỏ: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Gợi ý.

- Khẳng định đây là quan niệm sai về việc kết bạn.

- Phân tích học yếu không phải là thói xấu, mà chỉ là nhược điểm chủ quan hoặc khách quan chi phối.

- Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm.

- Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng.

- Nêu giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai lầm đó.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học