Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành về thành ngữ, điển cố (có đáp án)

VietJack giới thiệu 10 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành về thành ngữ, điển cố môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1: Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp đem lại hiệu quả gì?

A. Làm cho câu nói ý vị, sâu sắc hơn

B. Làm cho câu nói trở nên khó hiểu hơn

C. Làm cho các bên giao tiếp dễ nhất trí với nhau

D. Chứng tỏ tiếng Việt rất giàu và đẹp

Đáp án cần chọn: A

Câu 2: Về thành ngữ, nhận định nào sau đây là không đúng? 

A. Thành ngữ là tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ, thường được dùng nguyên khối.

B. Thành ngữ có ý nghĩa bóng bẩy, giàu hình tượng.

C. Thành ngữ thuộc về ngôn ngữ chung của dân tộc.

D. Thành ngữ là những sáng tạo cá nhân của người nói.

Đáp án cần chọn: D

Câu 3: Điển cố được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách khẩu ngữ sinh hoạt

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí

C. Phong cách ngôn ngữ chính luận

D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đáp án cần chọn: D

Câu 4: Sử dụng điển cố có ưu điểm gì?

A. Diễn đạt giàu hình tượng

B. Diễn đạt cô đọng, súc tích

C. Diễn đạt rất chính xác

D. Diễn đạt giàu cảm xúc

Đáp án cần chọn:  A

Câu 5: Nhận xét nào đúng với điển cố?

A. Điển cố có giá trị ghi lại nhiều nội dung văn hoá, lịch sử

B. Điển cố không còn giá trị trong giao tiếp của xã hội hiện nay

C. Điển cố là một dạng thuật ngữ

D. Điển cố là những sáng tạo cá nhân độc đáo

Đáp án cần chọn: A

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là điển cố?

A. Chó chui gầm chạn

B. Cao chạy xa bay

C. Mật ngọt chết ruồi

D. Lá thắm chỉ hồng

Đáp án cần chọn: D

Câu 7: Tìm thành ngữ trong các câu thơ sau

Người nách thước, kẻ tay đao,

  Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

- Một đời được mấy anh hùng

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!

- Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

A. Đầu trâu mặt ngựa

B. Cá chậu chim lồng

C. Đội trời đạp đất

D. Tất cả các ý trên

Đáp án cần chọn: D

Câu 8: Tác dụng của hai điển cố trong câu thơ sau là gì?

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

A. Được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn, chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.

B. Để nhấn mạnh thêm ý tứ của câu thời

C. Để miêu tả chân thực tâm lí nhân vật

D. Tất cả các đáp án đều sai

Đáp án cần chọn: A

Câu 9: Em hiểu thế nào về điển cố "Giường kia"?

A. Mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

B. Câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha là hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.

C. Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.

Đáp án cần chọn: A

Câu 10: Đoạn thơ sau sử dụng những điển cố nào?

- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
  Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

A. Ba thu

B. Liễu Chương Đài

C. Mắt xanh 

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án cần chọn: D

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học