Câu hỏi trắc nghiệm bài Chiếu cầu hiền (có đáp án)
VietJack giới thiệu 29 câu hỏi trắc nghiệm bài Chiếu cầu hiền môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
A. Vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm
Câu 1: Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:
A. Hi Doãn
B. Ức Trai
C. Trúc Vân
D. Trọng Phủ
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Ngô Thì Nhậm tên hiệu là Hi Doãn
Câu 2: Tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm là:
A. Bút hải tùng đàm
B. Thủy vân nhàn đàm
C. Kim mã hành dư
D. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Về văn: ông có một số tác phẩm lớn, đặc biệt là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được coi là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm.
Câu 3: Nội dung dưới đây về tiểu sử của Ngô Thì Nhậm đúng hay sai? “Tháng 9/ 1782: Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm cũng tham gia nổi loạn, chống lại triều đình”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án cần chọn: B
GIẢI THÍCH:
- Sai
- Năm Nhân Dần 1782, tháng 9, Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm trốn về quê vợ ở Sơn Nam ngót 6 năm.
Câu 4: Đáp án nào không phải là sáng tác của Ngô Thị Nhậm?
A. Bút hải tùng đàm
B. Thủy vân nhàn đàm
C. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
D. Lưu hương kí
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Lưu hương kí là tập thơ của Hồ Xuân Hương.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về sự nghiệp văn học của Ngô Thì Nhậm?
A. Ngô Thì Nhậm là cây bút tiêu biểu nhất trong bộ Ngô Gia văn phái với gần 1000 bài thơ, phú
B. Qúy nhất là những tác phẩm văn thơ của ông gắn bó với nhà Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung.
C. Sáng tác bộ sách khảo luận về sử và triết học như Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh.
D. Ngô Thì Nhậm là người tài hoa, không chỉ có tài về thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc
E. Ngô Thì Nhậm chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm. Thể loại yêu thích nhất của ông là hát nói
Đáp án cần chọn: E
GIẢI THÍCH Ngô Thì Nhậm là cây bút tiêu biểu nhất trong bộ Ngô Gia văn phái với gần 1000 bài thơ, phú và sáng tác bộ sách khảo luận về sử và triết học như Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh. Qúy nhất là những tác phẩm văn thơ của ông gắn bó với nhà Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung.
Câu 6: Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?
A. Phò tá vua Quang Trung
B. Phò tá chúa Trịnh
C. Phò tá vua Lê
D. Tất cả đều sai
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Trong giai đoạn phò tá vua Quang Trung, tài năng của ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 7: Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại nào?
A. Triều Mạc, Lê, Trịnh
B. Triều Lê, Mạc, Tây Sơn
C. Triều Lê, Trịnh, Tây Sơn
D. Triều Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn
Đáp án cần chọn là: C
GIẢI THÍCH: Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại Lê, Trịnh, Tây Sơn.
Câu 8: Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ vào khoa nào sau đây?
A. Khoa Ất Mùi
B. Khoa Tân Mùi
C. Khoa Nhâm Thìn
D. Khoa Đinh Dậu
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Năm Ất Mùi (1975) Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
Câu 9: Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình nông dân
B. Gia đình sĩ phu yêu nước
C. Gia đình quan lại sa sút
D. Gia đình vọng tộc
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Ngô Thì Nhậm sinh ra trong một gia đình vọng tộc ở chốn Bắc Hà. Cha ông là Ngô Thì Sĩ (tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ). Cha ông là nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thế kỉ 18 tại Việt Nam; được Phan Huy Chú đánh giá là người có "học vấn sâu rộng, văn chương hùng vĩ, làm rạng rỡ cho tông phái nho gia, là một đại gia ở Nam Châu.
Câu 10: Địa danh nào sau đây là quê hương của Ngô Thì Nhậm?
A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
C. Làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Đáp án cần chọn là: C
GIẢI THÍCH: Ngô Thì Nhậm hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam.
B. Tìm hiểu chung về Chiếu cầu hiền
Câu 1: "Chiếu cầu hiền" là của tác giả nào?
A. Ngô Thì Nhậm
B. Ngô Thì Sĩ
C. Ngô gia văn phái
D. Quang Trung
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Chiếu cầu hiền là sáng tác của Ngô Thì Nhậm.
Câu 2: Giá trị nội dung của "Chiếu cầu hiền" là:
A. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
B. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
C. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước.
D. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan.
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Giá trị nội dung:
Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Câu 3: Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Chiếu cầu hiền"?
A. Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.
B. Lời lẽ khiêm nhường, chân thành.
C. Từ ngữ giàu sức gợi
D. Từ ngữ bác học, chau truốt, bóng bẩy.
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Chiếu cầu hiền là một ánh văn mẫu mực:
- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục
- Lời lẽ khiêm nhường, chân thành
- Từ ngữ giàu sức gợi
Câu 4: “Cầu hiền” ở đây hướng tới đối tượng nào?
A. Người ăn ở hiền lành
B. Người có tài
C. Người có đức
D. Người có đức và tài
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Đối tượng hướng tới ở đây là người có tài và đức
Câu 5: "Chiếu cầu hiền" là của tác giả nào?
A. Ngô Thì Nhậm
B. Ngô Thì Sĩ
C. Ngô gia văn phái
D. Quang Trung
Đáp án cần chọn là: A
GIẢI THÍCH: Chiếu cầu hiền là sáng tác của Ngô Thì Nhậm.
Câu 6: Sắp xếp nội dung theo đúng bố cục của văn bản "Chiếu cầu hiền"
1. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
2. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
3. Thực tại và nhu cầu của thời đại
A. 2-3-1
B. 1-2-3
C. 3-2-1
D. 1-3-2
Đáp án cần chọn: A
GIẢI THÍCH: Bố cục:
- Phần 1(Từ đầu đến “…người hiền vậy”): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
- Phần 2 ( Tiếp đến “…hay sao?”): Thực tại và nhu cầu của thời đại
- Phần 3: (Còn lại) : Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
Câu 7: Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?
A. Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,…
B. Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân
C. Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.
D. Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.
Đáp án cần chọn: D
Câu 8: "Chiếu cầu hiền" ra đời với mục đích gì?
A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn
B. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước
C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước
D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Chiếu cầu hiền được sáng tác nhằm thuyết phục kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn.
Câu 9: "Chiếu cầu hiền" được viết bằng khoảng thời gian nào?
A. 1787 – 1788
B. 1788 – 1789
C. 1789 – 1790
D. 1790 – 1791
Đáp án cần chọn là: B
GIẢI THÍCH: Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng năm 1788 – 1789.
C. Phân tích Chiếu cầu hiền
Câu 1: Câu văn “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao” nói lên nội dung gì?
A. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.
B. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời
C. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có
D. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Câu văn trên so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú. Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
A. Đều viết về người hiền
B. Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
C. Đều viết thay vua
D. Tất cả đều đúng
Đáp án cần chọn là: B
GIẢI THÍCH: Điểm giống nhau:
Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.
- Trong Chiếu cầu hiền: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.
- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia: căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.
Câu 3: Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
A. Vua Quang Trung không biết phép trị nước
B. Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
C. Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án cần chọn là: B
GIẢI THÍCH: Vua Quang Trung là người tài đức, lo lắng cho sự nghiệp đất nước. Tuy nhiên, ông xuất thân từ tần lớp nông dân, vì vậy trong các sĩ phu có người không phục ông.
Câu 4: Vì sao trong “Chiếu cầu hiền” tác giả không đề cập đến những sĩ phu không hợp tác với triều đình?
A. Vua Quang Trung cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm
B. Vì số người chống đối ít, không đủ sức mạnh để chống lại
C. Vì vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước
D. Vì vua không muốn gây mất đoàn kết dân tộc
Đáp án cần chọn là: C
GIẢI THÍCH: Giải thích: Vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước.
Câu 5: Đâu không phải là thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền?
A. Thái độ khiêm tốn
B. Tha thiết cầu hiền, lo lắng cho sự nghiệp của đất nước
C. Dùng mệnh lệnh để bắt người tài ra giúp nước
D. Thái độ chân thành, trân trọng người có tài
Đáp án cần chọn là: C
GIẢI THÍCH: Vua Quang Trung thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành, tha thiết cầu hiền, lo lắng cho sự nghiệp của đất nước.
Câu 6: Trong “Chiếu cầu hiền” vua Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng nào dưới đây của triều đại mới do mình đứng đầu?
A. Triều đình chưa ổn định
B. Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức
C. Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi
D. Tất cả đều đúng
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Thực trạng:
- Triều đình chưa ổn định
- Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức
- Ân đức vưa chưa thấm nhuần khắp nơi
Câu 7: Câu văn “Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa” nói lên nội dung gì?
A. Những người theo Quang Trung có rất nhiều
B. Nhân tài đất Bắc không những có, mà có rất nhiều
C. Dân chúng Bắc Hà rất đông
D. Đất Bắc Hà rất ít nhân tài
Đáp án cần chọn là: B
GIẢI THÍCH: Dẫn lời Khổng Tử: “Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa”
=> Khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, họ cần ra giúp nước.
Câu 8: Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:
A. Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng
B. Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng
C. Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước
D. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:
- “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời”: kẻ sĩ mai danh ẩn tích uống phí tài năng.
- “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng”: người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng
- Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước
Câu 9: Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?
A. Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.
B. Người hiền tự giấu mình, không về với thiên tử là trái ý trời
C. Người hiền có thể trở thành thiên tử
D. Đáp án A và B
Đáp án cần chọn là: D
GIẢI THÍCH: Tác giả mượn ý trời, xem việc người hiền tài về với thiên tử là hợp quy luật, nếu người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời.
Câu 10: Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
A. “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
B. “Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự viêc”
C. “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
D. “Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Đáp án cần chọn là: C
GIẢI THÍCH: Câu văn thể hiện niềm khắc khoải chờ mong người hiền tài ta giúp nước của vua Quang Trung: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy ai tìm đến”.
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Xin lập khoa luật
- Trắc nghiệm bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Trắc nghiệm bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận so sánh
- Trắc nghiệm bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều