Các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, đầy đủ

Đã có Soạn văn lớp 10 sách mới:

Tài liệu tổng hợp các dạng đề Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10. Hi vọng với các dạng đề văn lớp 10 này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Các dạng đề bài Chiến thắng Mtao Mxây

1.Dạng đề đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Đến lúc này, Mtao Mxây  bảo  Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.”

(…)Đến lúc này Đăm Săn  đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ  mộng thấy ông Trời.

Đăm Săn :  Ối chao,chết mất thôi ông  ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng  hắn !”.

Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.

Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch.

(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)

a .Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?

* Gợi ý trả lời

- Miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng. Người anh hùng trong xã hội cổ đại không thể sống tách rời thị tộc.

b. Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện  như thế nào?

* Gợi ý trả lời

- Ông Trời là vị thần bảo trợ cho thị tộc. Ông Trời giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho những ai chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc. Cần nói thêm là cả Đăm Săn và Hơ Nhí đều có nguồn gốc thần linh. Đó chính là ngọn nguồn tài năng, sức mạnh kì vĩ mà nhân vật có được. Trong thời đại sử thi, con người không thể chiến thắng nếu không dựa vào sự giúp sức của thần linh. Mối quan hệ giữa con người và thần linh gần gũi, mật thiết thậm chí bình đẳng thân tình. Điều đó phản ánh dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ, dấu vết của xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

- Thần linh có tham gia vào việc con người nhưng chỉ đóng vai trò gợi ý, cố vấn, không quyết định kết quả cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của người anh hùng. Điều đó biểu hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị tộc cổ xưa.

c. Sáng tạo chi tiết miếng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật chính của tác phẩm?

* Gợi ý trả lời

- Qua cách kể lại cuộc chiến, chúng ta thấy được thái độ yêu mến, tự hào của tập thể cộng đồng (dân làng Êđê) đối với chiến thắng của cá nhân anh hùng (tù trưởng Đăm Săn)

Câu 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp đó?


 (…)“Đăm Sănrung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây ” ;

(…)“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)

* Gợi ý trả lời

Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phóng đại

Biện pháp tu từ so sánh : gió như bão ; gió như lốc

– Phép điệp : điệp từ múa ,vun vút ; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô…;

– Phép đối: cao-thấp

– Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ …

Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

Đề 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới

            …“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh  như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…

(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)

a. Nêu nội dung chính của văn bản?

* Gợi ý trả lời

Nội dung chính của văn bản: miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.

b. Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.

* Gợi ý trả lời

 Đăm Săn được miêu tả :

-Trang phục : Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.

-Hình thể: tràn đầy sức trai ; Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang ; Bắp đùi chàng to bằng ống bễ

– Khí chất, thể tạng : dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.

2. Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm).

Đề 1: Đóng vai Đăm Săn kể lại trận đánh Mtao Mxây hay nhất

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài:

-  Giới thiệu mình là Đăm Săn

- Nguyên nhân trận đánh diễn ra do tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có, hắn cho tay sai lén cướp Hơ Nhị - vợ của tôi mang về nhà.

2. Thân bài:

• Diễn biến trận đánh

-  Nghe tin, tôi giắt dao vào lưng, đến nhà Mtao Mxây.

-  Tự mình thách đấu, Mtao Mxây không dám xuống. Tôi ép hắn phải ra mặt.

-  Hai người giao đấu. Tôi dồn kẻ thù vào thế bị động chống đỡ, đuổi hắn chạy khắp núi rừng nhưng không thế nào đâm chết hắn.

-  Được ông Trời mách cho cách ném chày vào vành tai Mtao Mxây. Hắn đã bị Đăm Săn hạ gục và cắt đầu bêu ngoài đường.

-  Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây quyết đi theo tôi

3. Kết bài:

-  Tôi mở tiệc ăn mừng linh đình.

-  Trở thành tù trưởng giàu có, danh tiếng lẫy lừng.

Đề 2: Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong “Chiến thắng Mtao Mxây”

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây

- Khái quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.

2. Thân bài

2.1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây

- Trong cảnh khiêu chiến:

Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao Mxây xuống chiến đấu.

Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao Mxây xuống.

.............................

Các dạng đề bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

1. Dạng bài đọc – hiểu văn bản ( 3-4 điểm)

Đề 1: Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu)

a. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến nhân vật Mị Châu?

* Gợi ý trả lời

Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của Mị Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm cảm thông của đời sau với hành động của nàng.

b. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mị Châu trong truyện “An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ”?

* Gợi ý trả lời

Bài học rút ra từ nhân vật Mị Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân tộc.

Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

( Trích Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

a. Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ? Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ gì ?

* Gợi ý trả lời

Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu :

  • nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.
  • Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù

Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả.

b. Xác định chi tiết thần kì trong đoạn trích? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó.

* Gợi ý trả lời

Chi tiết thần kì trong văn bản :

-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.

-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

àHiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :

-Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu ;

-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế, ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp khác, không phải trần gian.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.

* Gợi ý trả lời 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị Châu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù dù bất cứ lúc nào, giải quyết đúng đắn mối qua hệ riêng-chung, giữa tình cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.

2. Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đặc trưng truyền thuyết dân gian (gồm cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tập trung phản ánh vấn đề dựng nước và giữ nước)

- Giới thiệu về xuất xứ, khái quát nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Được rút từ truyện Rùa vàng trong tuyển tập Lĩnh Nam chích quái, kể về quá trình dựng nước và mất nước của An Dương Vương).

2. Thân bài

a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ. đánh giặc.

- Tiếp nối sự nghiệp vua Hùng, An Dương Vương rời đô từ Phong Châu về vùng đồng bằng Phong Khê để ổn định và phát triển đất nước.

 Rời đô, xây thành là một quyết định sáng suốt của vị minh quân

- Nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn đắp tới đâu lo tới đấy. An Dương Vương đã lập đàn trai giới, đón tiếp cụ già ở phương xa, ra cửa Đông đón Rùa Vàng

 An Dương Vương luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh đất nước, biết trọng hiền tài.

- An Dương Vương cho xây thành cao rộng, hình xoắn ốc

 Tài năng quân sự, có tầm nhìn xa.

- Khi Rùa thần từ biệt, nhà vua băn khoăn “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

 Ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác của nhà vua.

- Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược. Hình ảnh chiếc nỏ thần mang nhiều ý nghĩa:

+ Là sức mạnh thần linh ban tặng cho nhà nước Âu Lạc.

+ Tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và thể hiện trình độ sản xuất của nhân dân thời kì ấy.

.............................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học