Các dạng đề bài Nhưng nó lại phải bằng hai mày (chọn lọc, cực hay)
Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Nhưng nó lại phải bằng hai mày Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Nhưng nó lại phải bằng hai mày. Hi vọng với các dạng đề văn bài Nhưng nó lại phải bằng hai mày này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
1. Dạng đề đọc – hiểu (3-4 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
– Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
– Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
– Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 80,Tập I, NXBGD 2006)
a. Kịch tính của truyện được thể hiện qua những tình huống nào?
* Gợi ý trả lời
Kịch tính của truyện được thể hiện qua những tình huống :
-Lí trưởng được giới thiệu là nổi tiếng xử kiện giỏi nhưng hoá ra lại xử kiện theo số tiền đút lót ;
-Nhân vật cải chắc mẩm sẽ thắng kiện nhờ đút lót nhưng hoá ra thua kiện vì Ngô đút lót gấp đôi mình.
b. Từ phải trong câu nói của thầy Lí là từ đồng âm hay đồng nghĩa ? Hiệu quả nghệ thuật khi dùng từ này của dân gian là gì ?
* Gợi ý trả lời
Từ phải trong câu nói của thầy Lí là từ đồng âm.
- phải :tức là lẽ phải, là đúng.
- Trong văn bản, chữ phải trong câu nó lại phải… bằng hai mày được hiểu là tiền
Hiệu quả nghệ thuật : về hình thức, tác giả dân gian đã khéo léo chơi chữ và tạo mâu thuẫn vì trên đời này làm gì có phải… bằng hai ;về nội dung: tạo tiếng cười đả kích vào bản chất tham tiền của của bọn cẩu quan trong xã hội phong kiến ngày xưa.
c. Chi tiết nào tập trung khả năng gây cười nhất ? Vì sao ?
* Gợi ý trả lời
Chi tiết nào tập trung khả năng gây cười nhất :
– Chi tiết cuối truyện, lời thầy Lí nói với Cải: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
– Câu nói này tạo ra sự bất ngờ, lật ngược tình thế đối với Cải, anh ta tin chắc là mình thắng kiện, và nó cũng tạo ra sự bất ngờ đối với độc giả, dù trước đó, người kể đã thông báo là số tiền Ngô hối lộ nhiều gấp hai lần Cải
Câu 2: Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chữ liêm trong lời dạy của Hồ Chí Minh : cần, kiệm, liêm, chính
* Gợi ý trả lời
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : Từ hành vi ăn hối lộ của thầy Lí, thí sinh liên hệ đến chữ liêm trong lời dạy của Hồ Chí Minh : cần, kiệm, liêm, chính. Liêm là trong sạch, không tham lam. Mọi người, nhất là cán bộ nhà nước phải thực hiện chữ liêm để thể hiện là người có phẩm chất đạo đức cách mạng. Cần phê phán hiện tượng bất liêm. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Câu 3: Em có nhận xét gì về những nhân vật mang tên Cải, Ngô trong câu truyện?
* Gợi ý trả lời
Nhận xét về những nhân vật mang tên Cải, Ngô :
-Đây là những nhân vật thuộc tầng lớp lao động hiền lành, chất phác;
-Hai cái tên Cải, Ngô là tên của hai loài thực vật gần gũi với đời sống người nông dân ;
– Sự mâu thuẫn của họ là cái cớ để bọn quan tham trục lợi.
Câu 4: Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm, biểu ý của nói
* Gợi ý trả lời
Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ :
-Đấy là kiểu ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ lời nói
-Ngôn ngữ nói là để cho mọi người thấy rằng thầy lí xử đúng người đúng tội : Ngô phải gấp hai nên Cải đáng bị đánh đòn
-Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ mật, chỉ có hai người biết là thầy Lí và Cải khi thầy xòe ra năm ngón tay đáp lại cú xoè năm ngón tay của Cải rồi tiếp tục đưa năm ngón nữa đè lên, thì chúng ta mới biết có sự ăn khớp giữa hai kiểu ngôn ngữ đó.
2.Dạng viết bài văn (4-6 điểm)
Đề 1: Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
* Gợi ý trả lời
1. Mở bài
- Truyện cười dân gian đóng vai trò quan trọng trong kho tàng văn học của nhân loại. Nội dung bao hàm những tiếng cười hài hước thực sự, cả những tiếng cười châm biếm, sâu xa là đả kích…
- Nhưng nó phải bằng hai mày- câu chuyện dí dỏm mang sự lên án thói tham nhũng lộng quyền, bỏ qua lẽ phải của đại diện tầng lớp quan lại thời XHPK.
2. Thân bài
- Cải và Ngô chỉ có chuyện xô xát thông thường, đưa kiện đến thầy Lý trưởng, vô tình mở đầu cho câu chuyện trào phúng đầy tiếng cười mà sâu cay.
- Thầy Lý khác với cái tiếng đời tưởng rằng thanh liêm, giỏi giang thực chất là dạng quan tham ăn tiền trắng trợn.
=> “Lẽ phải” theo đó nhanh bị lật đổi theo đồng tiền là một biểu hiện rõ của XHPK.
- Cải và Ngô vì muốn thắng kiện nên đã đi lén đút lót cho thầy Lý.
=> Họ không có niềm tin nơi công lý, chỉ quan tâm đến chạy vạy.
Ở khía cạnh đạo đức, họ là những người đáng trách vì tội hối lộ, ở khía cạnh xã hội, họ thực chất cũng chỉ là nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở bọn quan tham.
- Phiên xử diễn ra cao trào với câu chuyện đầy ẩn ý, hài hước của 2 con người Cải - thầy Lý
- Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!’’, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!’’
=> Tiền đã quyết định lẽ phải ở vị quan sâu mọt ấy. “ lẽ phải kia đã bị mua gấp đôi”
+) Dẫn trích câu tục ngữ mô tả về vấn đề nhức nhối cả XHPK.
=> Phê phán một bộ phận “cha mẹ dân” k làm tròn trách nhiệm phục vụ dân, ra sức bóc lột vơ vét => dân càng khổ =>Xã hội càng đi xuống.
- “Tham nhũng” thời nào cũng có, với nhiều biểu hiện tinh vi. Nhưng nay có Đảng, đã và đang mạnh tay trừng phạt rồi toàn Xh bài trừ. Giáo dục đạo đức chính trực thế hệ quan chức.
=> Dần kiên cố, tin tưởng phòng tuyến “chống giặc ngoại xâm”
vững chắc.
3. Kết bài
- Câu truyện cười dân gian đã đánh đòn đau vào tệ nạn tham nhũng.
- Bộ mặt thực chất của bọn quan tham nhũng nhiễu XHPK
-Ngày nay, chúng ta cần sớm nhận ra, lên án kịch liệt vấn đề này, đưa xh ngày càng phát triển.
Đề 2: Phân tích truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
* Gợi ý trả lời
A. Mở bài:
- Nói đôi nét về thể loại truyện cười trong kho tàng văn học dân gian của nước ta nói chúng. (Có rất nhiều truyện cười dân gian nước ta phê phán thói hư tật xấu thường thấy trong cuộc sống.)
- Giới thiệu đôi nét về truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”
+“Nhưng nó phải bằng hai mày” được xem là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán đám quan lại tham nhũng, quan tham.
B. Thân bài:
- Nói đôi nét về cốt truyện của truyện cười nói chung và trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày
+ Cốt truyện đơn giản của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” Là hai người hàng xóm đánh nhau rồi mang nhau đi kiện. Tuy vậy, truyện lại được xây dựng thành một màn hài kịch hoàn hảo và rất đặc sắc cùng với hai yếu tố then chốt dẫn tới sự hình thành và phát triển mâu thuẫn. Đó chính là lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi và hai đương sự Ngô, Cải, ai cũng muốn giành phần thắng nên đều đút lót cho lí trưởng.
- Sự gây cười trong tác phẩm “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Lẽ phải được tính bằng 5 ngón tay, 2 lần lẽ phải là 10 ngón tay.
Quay lại đối chiếu với phần đầu, người ta hiểu được tính chất quy ước ở đây: 5 ngón tay bằng 5 đồng, tức là ngón tay của Cải trở thành ký hiệu tiền tệ và hai bàn tay úp vào nhau của lý trưởng là ký hiệu cho lượng tiền đút lót của Ngô và Cải.
+ Tức là lẽ phải chính là tiền. Tiền là lẽ phải được đem ra để làm cán cân công lý. Nếu như nhiều tiền thì sẽ có được lẽ phải nhiều và ngược lại tiền ít thì lẽ phải ít, bên nào nặng tiền hơn thì cán công lý nghiêng về phía đó. Đó chính là nội dung tố cáo của truyện.
→ Có thế tóm lược lại yếu tố kịch trong đoạn truyện được tạo nên qua lời nói và hành động của hai nhân vật Cải và Lí trưởng. Cái yên tâm được kiện, nhưng hành động xử kiện của lí trưởng hoàn toàn ngược lại với sự yên tâm của Cải và cách giải thích của quan tòa đã làm cho Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài: Vừa mất tiền vừa bị đánh.
- Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện.
Người đọc dễ nhận thấy trong câu nói của lí trưởng có sử dụng hình thức chơi chữ, từ đó mà tạo nên tiếng cười.
+ Từ “phải” ở đâyđược sử dụng là một từ đa nghĩa.
Nghĩa 1: Là chỉ lẽ phải, chỉ cái đúng, tức là từ chỉ tính chất. Nhưng khi từ này kết hợp với từ chỉ số lượng (bằng 2) thành cụm: “phải bằng 2”, thì nghĩa của nó lại là định lượng cho mức tiền lo lót của Cải và Ngô với lí trưởng. Với việc sử dụng việc thuật chơi chữ như vậy, chỉ trong một lời thoại ngắn, tác giả đã đưa người đọc đi từ trạng thái “tưởng là thế này” (tưởng “phải” là lẽ phải) đến “hóa ra thế kia” (hóa ra “phải” ở đây lại là mức tiền) trong tích tắc.
→ Lời nói của lí trưởng nhưng vừa vô lý nhưng lại có chỗ hợp lý. Xét về vô lí khi đặt nó trong một phiên tòa bình thường, hợp lí khi ta đặt nó vào mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật. Người đọc dễ nhận thấy ở lý trưởng nói bằng mối quan hệ thực tế đó, tức là cái hợp lí đã thay thế cho cái vô lí. Từ đó người đọc mới bất ngờ vỡ lẽ về bản chất: tư lợi từ việc công một cách hồn nhiên và trắng trợn của lí trưởng. Công lí lúc này được thực thi như thế, do những con người như thế nắm giữ. Thật là nực cười biết bao nhiêu. Một tiếng cười đầy tính răn dạy được bật ra khi quá trình nhận thức kết thúc.
- Đánh giá về nhân vật Ngô và Cải.
Có thể nói đây là hai nhân vật là hình ảnh dại diện cho những người nông dân ghê gớm, ma lanh nội bộ nhưng lại khờ khạo, bị bóp nặn bởi bọn cai trị. Họ vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của tình trạng tham nhũng của đám hào lí nông thôn, họ vừa đáng thương, lại vừa đáng trách. Chính hai nhân vật này như đã góp phần tạo nên và thúc đẩy thói nhũng nhiễu kia, rồi lại tự đẩy mình vào tình cảnh thảm hại, bi hài.
C. Kết bài:
Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã như nói về cuộc sử kiện không hề công bằng giữa Lí trưởng đối với Ngô và Cải. Câu chuyện đã như lên án nạn tham nhũng của những người có chức có quyền đối với những người nhân dân bần hàn nghèo khổ.
Xem thêm các các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, hay khác:
- Các dạng đề bài Tam đại con gà
- Các dạng đề bài Tỏ lòng
- Các dạng đề bài Cảnh ngày hè
- Các dạng đề bài Nhàn
- Các dạng đề bài Đọc Tiểu Thanh kí
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều