Bí quyết làm bài thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí năm 2024 đạt điểm cao
Bí quyết làm bài thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí năm 2024 đạt điểm cao.
Đề thi trắc nghiệm vật lí có đủ các dạng: trắc nghiệm kiến thức về lí thuyết (định luật, nguyên lí, quy tắc,…) trắc nghiệm về thực hành; trắc nghiệm về kĩ năng tính toán. Việc ôn tập và làm bài thi môn Vật lí như thế nào cho tốt, chắc hẳn sẽ luôn là vấn đề mà nhiều học sinh quan tâm trước kì thi THPT quốc gia.
1. Những điều cần lưu ý khi ôn tập và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm vật lí.
a) Trắc nghiệm kiến thức về lí thuyết vật lí. Trong quá trình học cần chú ý đến các hiện tượng vật lí có liên quan đến kiến thức vật lí trong chương trình và ứng dụng kiến thức vật lí trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà HS do chưa nắm kĩ và dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn:
- Khái niệm cùng pha, lệch pha gữa các đại lượng vật lí ( li độ, vận tốc, gia tốc, cường độ dòng điện, điện áp,…)
- Các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì
- Tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy
- Tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện
- Tính chất và ứng dụng của quang phổ liên tục, quang phổ vạch, quang phổ hấp thụ.
Câu trắc nghiệm vật lí là loại câu không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lí thuyết và biết vận dụng nó vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời đúng.
b) Trắc nghiệm về thực hành bao gồm kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí ; thực hành thí nghiệm, nắm rõ trình tự tiến hành thí nghiệm, cách hạn chế sai số; kĩ năng đọc hiểu đồ thị, vẽ sơ đồ và biết cách mắc, lắp ráp theo sơ đồ, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng vật lí… HS cần lưu ý đến các dạng câu hỏi có liên quan đến sơ đồ mạch điện, đồ thị.
c) Trắc nghiệm về kĩ năng tính toán, bao gồm kĩ năng giải những bài tập ngắn, kĩ năng chuyển đơn vị…. HS cần dành nhiều thời gian luyện tập với loài bài tập này. Câu trắc nghiệm loại này, đòi hỏi HS phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán, chọn đáp số cần tìm. Khác với bài toàn trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.
d) Trắc nghiệm về kiến thức tổng hợp và vận dụng cao, loại câu hỏi này đòi hỏi HS phải vận dụng nhiều kiến thức từ nhiều chương, nhiều chủ đề, thậm chí liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc,… để chọn được câu đúng. Loại câu hỏi này đảm bảo độ phân hóa trình độ học sinh tốt hơn để các trường Đại học, Cao đẳng thuận lợi hơn khi sử dụng kết quả thi làm căn cứ tuyển sinh.
2. Vài bí quyết để làm tốt bài thi trắc nghiệm vật lí
Điều mà các học sinh lớp 12 thường băn khoăn và lo lắng trước kì thi là có “cách nào” để làm tốt bài thi trắc nghiệm Vật lí không ? Dưới đây là vài “bí quyết” HS cần quan tâm.
a) Đọc kĩ phần dẫn câu hỏi, tránh các “bẫy” gây nhiễu (đề bài có thể cho những dữ kiện không cần thiết). Không được bỏ sót một từ nào của phần dẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời. Cân nhắc để chọn phương án trả lời (chú ý về đơn vị, tính hợp lí của kết quả).
b) Chú ý các từ phủ định như “không”; “không đúng”; “sai” khi đọc phần dẫn của câu hỏi trắc nghiệm như : câu nào sau đây là sai “…, đặc điểm nào sau đây không đúng ?... không có tính chất nào sau đây?... (trong đề thi các từ này thường in đậm).
Ví dụ: Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào.
A. Chiều dài l của dây treo.
B. Độ lớn góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng.
C. Khối lượng quả nặng.
D. Gia tốc trọng trường.
Chọn C.
Hướng dẫn: Nếu thí sinh không chú ý tới từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào yếu tố nào và sẽ bị phương án A hoặc D của phần lựa chọn lôi cuốn vào bẫy ngay. Ở câu hỏi này, HS cần lưu ý, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn được áp dụng khi thỏa mãn điều kiện góc lệch của dãy treo phải nhỏ.
c) Đọc cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn, không bỏ bất cứ một phương án nào. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và dừng không đọc các phương án tiếp theo.
d) Đảm bảo đúng thời gian. Thời gian quy định cho mỗi bài thi là một “thử thách” cần phải vượt qua. HS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian. Cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất nhiều thời gian tính toán.
e) Biết tạm bỏ qua những câu “rắc rối”, để chuyển sang làm những câu khác “dễ hơn “, rồi quay trở lại làm những câu đó sau. Không nên “sa lầy”, vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có số điểm như nhau. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.
f) Không bỏ sót hoặc để trống câu nào. Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên quyết đoán nhanh phương án trả lời cho tất cả các câu, nhưng cũng đừng bỏ qua “quy luật xác suất” trong việc chọn phương án trả lời trắc nghiệm.
Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Câu 1: Khi vật dao động điều hoà đi từ biên về vị trí cân bằng thì
A. vận tốc ngược chiều với gia tốc.
B. lực tác dụng lên vật ngược chiều với vận tốc
C. vận tốc cùng chiều với gia tốc.
D. độ lớn lực tác dụng lên vật đang tăng.
Câu 2: Chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn
A. phụ thuộc khối lượng vật nặng của con lắc.
B. phụ thuộc vào chiều dài dây treo con lắc.
C. tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.
D. tỉ lệ thuận với gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc
Câu 3: Xét một vật dao động điều hoà, thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là 0,1 s. Chu kì dao động của vật bằng
A. 0,05 s. B. 0,1 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s.
Câu 4: Một vật dao động điều hoà, khi vật có li độ X1= 4 cm thi vận tốc V1= -40√3 π(cm/s); khi vật có li độ X2 = 4√2 cm thì vận tốc V2 = 40√2π (cm/s). Động năng và thế năng biến thiên với chu kì
A. 0,1 s. B. 0,8 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s.
Câu 5: Khi con lắc lò xo thẳng đứng ở vị trí cân bằng thì lò xo dãn 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Biết rằng trong một chu kì, thời gian lò xo bị nén bằng một nửa thời gian lò xo dãn. Tại thời điểm lò xo không bị dãn và không bị nén, vận tốc của vật có độ lớn là
A. 50√3 cm/s.
B. 50√6 cm/s.
C. 50 cm/s.
D. 100 cm/s.
Câu 6: Người ta đưa một con lắc đơn từ nơi có gia tốc g = 9,81 m/s2 đến nơi có gia tốc g’ thì thấy chu kì dao động giảm 0,25%. Biết tại nơi mới chiều dài con lắc giảm 1%. Gia tốc g' có giả trị là
A. 9,83 m/s2. B. 9,68 m/s2 C. 9,76 m/s2 D. 9,65 m/s2
Câu 7: Một con lắc lò xo có tần sổ dao động riêng là 25 rad/s, con lắc được thả rơi tự do theo phương lò xo thẳng đứng, vât nặng bên dưới. Ngay sau khi thả rơi được 0,042 s thì người ta giữ đầu trên của lò xo lại, coi gần đúng g = 10 m/s2 . Trong khi dao động, tốc độ cực đại mà vật nặng đạt được là
A. 60 cm/s. B. 58 cm/s. C. 73 cm/s. D. 67 cm/s.
Câu 8: Trong những phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ?
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động (của phần tử môi trường) trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng dọc là sóng có phương dao động (của phần tử môi trường) vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 9: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sóng âm có thể truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí
B. Sóng âm không truyền được trong chân không.
C. Tốc độ truyền âm trong một mội trường phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
D. Sóng âm truyền trong nước với tốc độ nhỏ hơn trong không khí.
Câu 10: Tại một điểm, khi cường độ âm tăng lên 10n lần thì mức cường độ âm
A. tăng lên n lần. (dB)
B. tăng thêm 1On (dB).
C. giảm đi n lần.(dB)
D. giảm bớt 10n (dB)
Câu 11: Tại hai điểm A, B có hai nguồn phát sóng kết hợp và vuông pha với nhau. Biết bước sóng là 4 cm. Trên đoạn AB, điểm có cực đại giao thoa, cách trung điểm của AB một đoạn ngắn nhất là
A. 0,5 cm. B. 1 cm. C. 1,5 cm. D. 2 cm
Câu 12: Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua nguồn âm s và ở cùng một phía so với nguồn âm. Coi nguồn âm là đẳng hướng và môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại A là LA = 50 dB, tại B là LB = 30 dB. Cho C là một điểm trên đoạn AB mà CB = 2CA. Mức cường độ âm tại C là
A. 38 dB. B. 36 dB. C.44dB. D. 42 dB.
Câu 13: Một khung dây dẫn phăng diện tích s, quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B. Trong khung dây sẽ xuất hiện
A. suất điện động có độ lớn không đổi.
B. suất điện động tự cảm.
C. dòng điện không đổi.
D. suất điện động biến thiên điều hoà.
Câu 14: Tìm phát biểu sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện ?
A. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua.
B. Dòng điện qua tụ điện sớm pha 0,5π so với hiệu điện thế hai đầu tụ điện.
C. Điện dung tụ điện càng lớn thì dung kháng càng lớn.
D. Cường độ dòng điện qua tụ điện tính theo công thức I = CUω
Câu 15: Một máy phát điện xoay chiều một pha cổ phần cảm gồm 8 cặp cực. Để tạo suất điện động xoay chiều với tần số 50 Hz thì rôto của máy phát điện phải quay với tốc độ
A. 750 vòng/phút.
B. 400 vòng/phút.
C. 375 vòng/phút.
D. 300 vòng/phứt.
Câu 16: Một động cơ điện xoay chiều có điện trở dây cuốn là 30Ω. Khi mắc vào mạch có điện áp hiệu dụng 200 V thì sinh ra một công suất cơ học 82,5 w. Biết hệ số công suất của động cơ là 0,9. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là
A. 1,1 A. B. 1,8 A c. 11 A. D. 0,5 A.
Câu 17: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có L, R, C mắc nối tiếp (trong đó cuộn dây L thuần cảm và thay đổi được) một điện áp u = 160√2cos100πt (V) . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại là 200 V. Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 80 V thì độ lớn điện áp tức thời trên cuộn cảm gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 70 V. B. 80 V. C. - 70 V. D. - 80 V.
Câu 18: Đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm một tụ điện có điện dung C nối tiếp với hộp kín X. Biết hộp kín X chứa một trong ba phần tử : điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Khi đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, người ta đo được UC = 80 V và UX = 200 V. Hộp kín X chứa
A. tụ điện.
B. cuộn dây không thuần cảm
C. điện trở thuần.
D. cuộn dây thuần cảm.
Câu 19: Một động cơ điện xoay chiều hoạt động liên tục trong một ngày - đêm, tiêu thụ lượng điện năng là 24 kw.h. Biết hệ số công suất của động cơ là 0,83. Động cơ tiêu thụ điện năng với công suất tức thời cực đại bằng
A. 2,205 kW. B. 1,205 kW. C. 1,0 kW. D. 0,83 kW.
Câu 20: Đặt điện áp u = Uocosωt (Uo không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2.10-3 H và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt giá trị cực đại Im. Khi ω nhận giá trị bằng ω1 hoặc ω2 thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch bằng nhau và bằng Im /√2. Đại lượng | ω1 – ω2| có giá trị bằng
A. 2,5.104rad/s.
B. 1,25.104rad/s.
C. 5,0.103rad/s.
D. l,0.104rad/s.
Câu 21: Trong các thiết bị sau thiết bị nào chỉ là máy phát sóng vô tuyến điện ?
A. Cải điều khiển từ xa của các thiết bị điện tử.
B. Máy phát thanh (radio)
C. Tivi.
D. Điện thoại di động.
Câu 22: Sóng vô tuyến có bước sóng vào cỡ vài mét thuộc loại nào trong các dải sóng vô tuyến sau ?
A. Sóng cực ngắn.
B. Sóng ngắn.
C. Sóng dài.
D. Sóng trung.
Câu 23: Trong một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung Cv thay đổi. Chu kì dao động riêng của mạch
A. tăng khi điện dung của tụ điện tăng.
B. tăng gấp đôi khi điện dung của tụ điện tăng hai lần.
C. giảm khi điện dung của tụ điện tăng.
D. tăng tỉ lệ thuận với độ tăng của điện dung tụ điện.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ liên tục ?
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.
Câu 25: Tia hồng ngoại
A. là một bức xạ đơn sắc có màu hồng
B. do các vật có nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối phát ra.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38 μm.
Câu 26: Một ống tia X có bước sóng ngắn nhất là 50 nm. Để tăng khả năng đâm xuyên của tia X người ta tăng điện áp giữa anôt và catôt thêm 20 %. Bước sóng ngán nhất của tia X do ống phát ra khi đó là
A. 42 nm. B. 12,5 nm. C. 60 nm. D. 125 nm.
Câu 27: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe hẹp S1 và S2 được thực hiện trong không khí và trong chất lỏng có chiết suất n. Để vị trí vân tối thứ 5 khi thực hiện trong không khí trùng với vị trí vân sáng bậc 8 khi thực hiện trong chất lỏng thì chiết suất của chất lỏng là
A. 1,45. B. 1,60. c. 1,33. D. 1,78.
Câu 28: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 2 m. Hai khe S1, S2 được chiếu đồng thời ba bức xạ với bước sóng lần lượt là λ1 = 0,4 μm; λ2 = 0,5 μm và λ3 = 0,6 μm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm đo được trên màn là 24 mm. Khoảng cách giữa hai khe là
A. 0,4 mm. B. 0,5 mm. C. 0,3 mm. D. 0,6 mm.
Câu 29: Quang phổ liên tục không được phát ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng ?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí ở áp suất cao.
D. Chất khí ở áp suất thấp.
Câu 30: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì
A. năng lượng của một phôtôn tỉ lệ thụận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
B. năng lượng của một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của nó.
C. năng lượng của một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
D. năng lượng của các phôtôn trong chùm ánh sáng đơn sắc bằng nhau.
Câu 31: Công thoát electron khỏi bề mặt kim loại canxi (Ca) là 2,76 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,36 μm. B. 0,66 μm. C. 0,72 μm. D. 0,45 μm
Câu 32: Một chất phát quang, khi hấp thụ ánh sáng có bước sóng λ1 = 0,44 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng X2 = 0,55 μm. Hiệu suất của sự phát quang (tỉ số giữa năng lượng của ánh sáng phát quang và năng lượng của ánh sáng hấp thụ trong 1 đơn vị thời gian) là 75%. Tính phần trăm số phôtôn bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang ?
A. 93,75%. B. 75%. C. 93%. D. 84%.
Câu 33: Các đồng vị phóng xạ không sử dụng phổ biến trong việc nào sau đây?
A. Xác định niên đại của các cổ vật.
B. Theo dõi sự thâm nhập và di chuyển của các nguyên tố nhất định.
C. Nghiên cứu về biến đổi di truyền.
D. Dò tìm khuyết tật trong các chi tiết máy.
Câu 34: Độ hụt khối của hạt nhân là hiệu số của
A. khối lượng hạt nhân với tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.
B. tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó với khối lượng hạt nhân đó
C. khối lượng hạt nhân trước phản ứng với khối lượng hạt nhân tạo thành sau phản ứng
D. khối lượng hạt nhân phóng xạ với tổng khối lượng hạt nhân con và khối lượng hạt phóng xạ
Câu 35: Hạt nhân sắt 5626Fe được cấu tạo nên từ
A. 56 nơtron, 56 electron.
B. 30 nơtron, 26 prôtôn và 26 electron
C. 26 nơtron và 30 prôtôn.
D. 30 nơtron và 26 prôtôn.
Câu 36: Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là 2,5 năm. Sau năm năm tỉ số giữa các hạt còn lại và số hạt nhân ban đầu của chất phóng xạ đó là
A. 0,125. B. 4. C. 0,25. D. 2.
Câu 37: Biết rằng năng lượng liên kết cho một nuclôn trong các hạt nhân 2010Ne, 42He và 126C tương ứng bằng 8,03 MeV ; 7,07 MeV và 7,68 MeV. Năng lượng cần thiết để tách một hạt nhân 2010Ne thành hai hạt α và một hạt nhân 126C là
A. 3,79 MeV. B. 7,59 MeV. C. 22,78 MeV. D. 11,88 MeV.
Câu 38: Nếu đưa một lõi sắt non vào trong lòng cuộn cảm của mạch dao động LC thì chu kì dao động điện từ sẽ
A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. có thể tăng hoặc giảm.
Câu 39: Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì
A. vận tốc và bước sóng ánh sáng giảm.
B. vận tốc và tần số ánh sáng tăng
C. vận tốc và bước sóng ánh sáng tăng.
D. bước sóng và tần số ánh sáng không đổi.
Câu 40: Cho một con lắc lò xo nằm ngang lí tưởng gồm một lò xo nối với một vật nặng trượt không ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Khi công suất của lực đàn hồi của lò xo đạt độ lớn cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc bằng
A.2. B. 0,5. C. 0,75. D. 1.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | B | D | A | B | C | B | C | D | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | A | D | C | C | D | D | D | A | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | A | A | B | B | A | D | B | D | D |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | D | A | D | B | D | C | D | A | C | D |
Hướng dẫn giải
Câu 4:
Câu 5:
Câu 7:
Câu 12:
Câu 16:
Uicosφ = 82,5 + I2R.
Thay số ta có : 30I2 – 180I + 82,5 = 0 => I = 0,5A và 5,5 A.
Nghiệm 5,5 A loại vì Php rất lớn. Vậy I = 0,5A.
Câu 17:
Câu 32:
Câu 40:
Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Câu 1: Trong dao động điều hoà của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi
A. lực tác dụng đổi chiều.
B. lực tác dụng có độ lớn cực đại.
C. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
D. lực tác dụng bằng 0.
Câu 2: Một vật đang thực hiện một dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực hồi phục. Chọn phát biểu đúng
A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì gia tốc đạt giá trị cực đại.
B. Khi vật ở vị trí biên thì lực đổi chiều.
C. Khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên thì gia tốc ngược chiều với vận tốc.
D. Khi vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì độ lớn của gia tốc tăng dần.
Câu 3: Một vật thực hiện một dao động điều hoà theo phương trình :x = 4cos(2π2- π/3)(x tính bằng xentimét, t tính bằng giây).
Li độ của vật tại thời điểm t = 0 là
A. 4 cm B. -2 cm. C. 2 cm. D. 2√3 cm
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về sóng âm.
A. Ngưỡng nghe không phụ thuộc vào tần số âm.
B. Tốc độ sóng truyền trên dây đàn hồi không phụ thuộc vào lực căng của dây.
C. Khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng của sóng âm tăng.
D. Sóng âm luôn là sóng dọc.
Câu 5: Trong các đại lượng sau đây của sóng âm, đại lượng nào không thay đổi khi sóng truyền qua các môi trường khác nhau ?
A. Biên độ. B. Tốc độ. C. Bước sóng. D. Tần số.
Câu 6: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u h Acos(40πt - πx) với t tính bằng giây, X tính bằng m. Tốc độ truyền sóng là
A. 40 m/s. B.40π (m/s). C.20m/s. D.20π(m/s).
Câu 7: Cho dòng điện xoay chiều có cường độ : I = 10cos(100πt + π/3) (A). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện này là
A. 10A. B.5√2 A. C. 10√2 A. D. 5 A.
Câu 8: Trên một đoạn mạch điện xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosφ = 0) khi
A. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
B. đoạn mạch có điện trở thuần bằng 0.
C. đoạn mạch không có tụ điện.
D. đoạn mạch không có cuộn cảm.
Câu 9: Trong thực tế, khi truyền tải điện đi xa với công suất truyền đi không đổi thì khi điện áp hai đâu dây tăng lên 10 lần, công suất hao phí trên đường dây sẽ giảm
A. 10 lần. B. 200 lần. C. 100 lần. D. 20 lần.
Câu 10: Bộ phận nào dưới đây có trong sơ đồ khối của cả máy thu thanh và máy phát thanh vô tuyến đơn giản ?
A. Mạch chọn sóng.
B. Mạch biến điệu.
C. Mạch tách sóng.
D. Mạch khuếch đại.
Câu 11: Tại cùng một điểm trên phương truyền sóng điện từ thì điện trường và từ trường biến thiên cùng tần số và
A. đồng pha.
B. ngược pha.
C. vuông pha.
D. lệch pha một góc bất kì.
Câu 12: Mạch dao động LC lí tưởng có L = 1 mH và C = 1 nF. Dao động của điện tích trong mạch có tần số góc là
A. 106 rad/s.
B. 106 rad/s.
C. 2.106 rad/s.
D. 4.106 rad/s.
Câu 13: Thân thể con người ở nhiệt độ 37oc phát ra tia nào sau đây ?
A. Tia X.
B. Tia sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
Câu 14: Những người thợ hàn khi làm việc thường dùng mặt nạ có tấm kính tím để che mặt. Họ làm như vậy là để
A. tránh cho da tiếp xúc trực tiếp với tia từ ngoại và chống loá mắt.
B. chống bức xạ nhiệt làm hỏng da mặt
C. chống một lượng lớn tia hồng ngoại tới mặt và chống lóa mắt
D. ngăn chặn tia X chiếu tới mắt làm hỏng mắt
Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn hứng vân giao thoa là D = 2 m. Khoảng cách nhỏ nhất giữa vân sáng bậc 3 đến vân tối thứ 6 là
A. 10,8 mm
B. 3,6 mm
C. 3 mm
D. 10,2 mm
Câu 16: Chiếu liên tục ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm tích điện âm được gắn trên điện nghiệm và hệ được cô lập về điện thì thấy hai lá thép của điện nghiệm
A. Bị bụp lại
B. Bị xòe ra
C. Bị cụp lại rồi lại xòe ra
D. Bị xòe ra rồi cụp lại, sau đó lại xòe ra
Câu 17: Nếu sử dụng ánh sáng màu lam chiếu vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thể là ánh sáng
A. lam. B. vàng. C. lục. D. chàm.
Câu 18: Một ổng Rơn-ghen phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất là λmin = 4,5.1010 m. Năng lượng phôtôn tương ứng là
A. 1,47.10-8 J. B. 1,47.10-13 J. C. 4,42.10-16 J. D. 4,42.10-13 J.
Câu 19: Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
A. số nuclôn
B. năng lượng nghỉ
C. khối lượng.
D. động năng.
Câu 20: Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết
A. tính cho một nuclôn .
B. tính cho một cặp prôtôn - nơtron.
C. tính cho một cặp prôtôn - electron.
D. tính cho một prôtôn.
Câu 21: Trong các loại phóng xạ, loại phóng xạ làm giảm số khối của hạt nhân là
A. Bêta trừ
B. Bêta cộng
C. Anpha
D. Gamma
Câu 22: : Cho biết X, Y lần lượt là các nguyên tố nào trong chuỗi phản ứng hạt nhân sau :
23290Th + n → X β- → Y
A. 23290Th ; 23391Pa
B. 23390Th ; 23392U
C. 23391Pa ; 23392U
D. 23391Pa ; 23390Th
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen đều có khả năng đâm xuyên giống nhau
B. Các vật được nung nóng có thể phát ra tia hồng ngoại, tia tử ngoại nhưng không thể phát ra tia Rơn-ghen.
C. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, tia từ ngoại làm phát quang một sổ chất.
D. Tia Rơn-ghen dùng để chụp điện, chiếu điện.
Câu 24: Chùm ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính là chùm ánh sáng
A. trắng.
B. đơn sắc màu vàng.
C. hỗn tạp gồm màu đỏ và màu lục.
D. Mặt Trời
Câu 25: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số dao động thứ nhất có biên độ A, dao động thứ hai có biên độ 2A và nhanh pha 2π/3 so với dao động thứ nhất. So với dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp
A. chậm pha π/6
B. nhanh pha π/6
C. chậm pha π/4
D. nhanh pha π/4
Câu 26: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo nhẹ và vật m1. Lức đầu đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một khoảng a sao cho lò xo bị nén rồi thả không vận tốc đầu. Bỏ qua ma sát. Ngay khi mi qua vị trí cân bằng thì một vật m2 = 2m1 được thả nhẹ và dính với m1. Khi lò xo dãn dài nhất lần đầu thì quãng đường vật m1 di được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 2a. B. l,33a. C. l,75a. D. l,58a.
Câu 27: Con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m treo trên sợi dây nhẹ, không co dãn có độ dài l. Kích thích để vật dao động điều hoà với biên độ góc αo. Đúng lúc vật qua vị trí có thế năng bằng 2 lần động năng thì lực căng của dây treo là :
A. T = mg. B. T = mg√3/2. C. T = mg√2. D. T = mg√3
Câu 28: Một lò xo nhẹ nằm ngang có độ cứng 100 N/m, một đầu gắn vào điểm cố định I, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng 100 g. Từ vị trí cân bằng, kéo vật đến vị trí lò xo dãn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hoà. Bỏ qua mọi ma sát, lấy π2 = 10. Vào thời điểm t = 13/30 s, người ta đột ngột giữ chặt lò xo tại điểm cách I một đoạn bằng 3/4 chiều dài lò xo khi đó. Biên độ dao động của con lắc sau đó là
A. 5,00 cm. B. 2,25 cm. C. 7,25 cm. D. 4 50 cm,
Câu 29: Một sóng cơ lan truyền trên mặt nước với tốc độ 24 m/s, các phần tử sóng dao động vuông góc với mặt nước và có biên độ 5 cm. Khi một phần tử sóng cách mặt nước 3 cm thì có vận tốc dao động là 4871 (cm/s). Hai điểm M, N trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau, cách nhau một khoảng ngắn nhất bằng
A. 4 m B. 2 m. C.6 m. D. 8 m.
Câu 30: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 12 cm dao động ngược pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10 Hz, tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại A, gần A nhất dao động với biên độ cực tiểu. Đoạn AM có độ dài là
A. 3 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 9 cm.
Câu 31: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp U1. Hiệu suất truyền tải điện là 64%. Biết hệ số công suất và công suất truyền đến nơi tiêu thụ là không đổi. Muốn hiệu suất truyền tải tăng lên đến 90% thì phải tăng điện áp đến giá trị U2 bằng
A. 1,4 U1. B. 1.96 U1. C. 1,6 U1. D. 2,56 U1.
Câu 32: Cho mạch điện xoay chiêu có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay u = 100√2cos(100πt+ π/2)(V) thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i = 2√2cos(100πt+ π/6)(A). Công suất tiêu thụ điện trên điện trở R là
A. 200 w. B. 50√3 w. C. 100 w. D. 50 w.
Câu 33: Một động cơ điện xoay chiều có điện trờ dây quấn là 22 Ω. Mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. Giả sử hệ số công suất của động cơ là cosφ = 0,8 không thay đổi, hao, phí trong động cơ chỉ do toả nhiệt. Công suất cơ cực đại mà động cơ có thể sinh ra là
A. 352 w. B. 176 w. C. 3300 w. D. 2200 w.
Câu 34: Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở trong không đảng kê, măc vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi tốc độ quay của rôto là 5 vòng/s hoặc 10 vòng/s thì cường độ hiệu dụng trong đoạn mạch có cùng giá trị. Tốc độ quay của rôto khi cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch có giá trị cực đại là
A. 6,325 vòng/s. B. 4,472 vòng/s. C. 7,071 vòng/s. D. 14,14 vòng/s.
Câu 35: Đặt điện áp xoay chiều u = Uo cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L, tụ điện C và điện trở thuần R mắc nối tiếp. Tăng dần điện dung của tụ điện, gọi t1, t2 và t3 là thời điểm mà giá trị hiệu dụng UL, UC, và UR đạt cực đại. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. t1 = t2 > t3.
B. t1 = t3 > t2.
C. t1 = t2 < t3.
D. t1 = t3 < t2.
Câu 36: Một bản mặt song song đặt trong chân không, có chiều dày h = 80cm, chiết suất của bản mỏng với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,5 và 1,6. Chiếu vào bản mỏng một chùm sáng song song gồm hai màu đỏ và tím có bề rộng d với góc tới i = 45o. Bề rộng lớn nhất của chùm tia tới để chùm tia ló ra khỏi bản mỏng có hai màu đỏ và tím phân biệt là
A. 3,24 cm B. 2,64 cm. C. 3,l41 cm. D. 2,41 cm.
Câu 37: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, nguồn sáng s gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,63 μm và λ2 = 0,42 μm. Trong khoảng từ vân trung tâm đến vân sáng cùng màu gần nhất có tổng số vân sáng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38: Một ống Cu-lít-giơ phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất là 80 pm. Lẩy hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.S ; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 m/s. Nếu tăng hiệu điện thế giữa anốt và catốt thêm 5 kV thì tia X phát ra có tần số lớn nhất bằng
A. 2,568.1018 Hz.
B. 4,958.1018 HZ.
C. 4,187.1018 Hz.
D. 3,425.1018 Hz.
Câu 39: Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A, B lân lượt là 1/3 giờ và 40 phút. Ban đầu hai khối chất A và B có số lượng hạt nhân như nhau. Sau 1 giờ 20 phút, tỉ số các hạt nhân A, B còn lại là
A. 1/6 B. 4/1 C. 1/4 D. 1/2
Câu 40: Hạt prôtôn có động năng Wđp = 2 MeV bắn vào hạt nhân 73Li đang đứng yên, sau phản ứng thu được hai hạt α có cùng động năng Wđα = 8,2 MeV. Cho khối lượng hạt nhân mp = 1,007 u ; mp = 7,014 u ; mp = 4,002 u. Góc hợp bởi hướng chuyển động của hai hạt a là
A. 165o46‘. B. 79o58'. C. 159o53’. D. 82o54’
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | C | D | A | B | B | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | A | C | D | C | C | D | C | A | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | A | A | B | D | D | A | B | B | C |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | C | A | A | D | D | B | B | C | A |
Hướng dẫn giải
Câu 25:
Câu 26:
Câu 27:
Câu 30:
Câu 31:
Câu 33:
Câu 37:
Câu 39:
Câu 40:
Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Vật Lí khác:
- Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí
- Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án - Đề 1
- Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án - Đề 2
- Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án - Đề 3
- Đề luyện thi môn Vật Lí THPT Quốc gia năm 2024 có đáp án - Đề 4
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều