Đề luyện thi Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2024 có đáp án (Đề 14)



Câu 1: Đặc điểm nào sau đây có cả ở ADN tế bào nhân sơ, nhân thực và mARN ?

A. Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, u, G và X.

B. Mỗi đơn phân gồm: 1 đường 5 cacbon, 1 nhóm phôtphat, 1 bazơ nitơ.

C. Có cấu trúc dạng mạch thẳng.

D. Gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit

Câu 2: Biết cơ thể tứ bội giảm phân tạo giao tử lưỡng bội, cơ thể có kiểu gen nào sau đây khi giảm phân bình thường chỉ tạo 2 loại giao tử Aa và aa ?

A. AAaa.    B. Aa.    C. AAAa.    D. Aaaa.

Câu 3: Ở một loài động vật có vú, cho phép lai (P)(đực) XbY x(cái) XBXb. Trong quá trình giảm phân của con cái, ở một số tế bào, cặp NST giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quả trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp tạo thành các hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên ?

A. XBXBXb ; xbxb; XBXbY; XbY.

B. XBXBXB; XBXbXb XBY XbY.

C. XBXBXb Ixbxb; XBXBY; XbY.

D. XBXb xbxb; XBYY

Câu 4: Hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatít khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I dẫn đến đột biến cấu trúc NST dạng

A. lặp đoạn và mất đoạn.

B. chuyển đoạn không tương hỗ.

C. đảo đoạn.

D. chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 5: Cho các phát biểu sau :

(1) Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loai axit amin trừ ba bộ ba kết thúc.

(2) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, không có ngoại lệ

(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cẩu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U vẫn có thể có bộ ba kết thúc.

(4) Mỗi axit amin đều được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền ?

A. 2.    B. 1.    C. 3.    D. 4.

Câu 6: Một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 16. Từ một tế bào sinh dưỡng của thể đột biến thuộc loài này, qua 4 đợt nguyên phân bình thường liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tưong đương với 255 NST đơn. Thể đột biến này có thể là

A. thể tứ bội.

B. thể ba.

C. thể một.

D. thể tam bội.

Câu 7: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nuclêôtit nào sau đây?

A. Guanin (G).

B. Uraxin (U).

C. Ađênin (A).

D. Timin (T).

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến cẩu trúc NST ?

A. Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST là : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

B. Đột biến cấu trúc NST thưởng gây hại cho thể đột biến

C. Các dạng đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.

D. Chỉ các tác nhân sinh học như virut mới có thể gây nên các đột biến cấu trúc NST.

Câu 9: Ở một loài thực vật, khi cho 2 cây hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Cho các cây hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa trắng thu được ở F2, cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 32/49.    B. 17/41.    C. 38/49.    D. 24/41.

Câu 10: Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông nâu ; alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Các alen này nằm trên NST thường. Cho cá thể lông đen, mắt trắng giao phối với cá thể lông nâu, mắt đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình đồng nhất. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình lông đen, mắt trắng chiếm tỉ lệ 21%. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số như nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây phù hợp với dữ liệu trên ?

(1) p thuần chủng.

(2) F1 dị hợp tử về hai cặp gen.

(3) Ở F2 số cá thể có kiểu hình lông đen, mắt đỏ chiếm ti lệ nhiều nhất.

(4) Ở F2, số cá thể có kiểu hình lông nâu, mắt trắng chiếm tỉ lệ 9%.

(5) Ở F2, các cá thể có kiểu hình lông đen, mắt đỏ có 4 kiểu gen.

A. 2.    B. 4.    C. 3.    D. 5.

Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, alen trội là trội không hoàn toàn, kiểu gen dị hợp tử cho kiểu hình trung gian và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb X AABb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình ?

A. 2    B. 4.    C. 6.    D. 8.

Câu 12: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Cho cây hạt tròn, chín sớm (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 3 500 cây với 4 loại kiểu hình, trong đó có 735 cây hạt dài, chín sớm. Không xảy ra đột biến nhưng trong quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái đẵ xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cây ở F1, số cây có kiểu hình hạt tròn, chín sớm và hạt dài, chín muộn lần lượt chiếm tỉ lệ

A. 54% và 4%.

B. 4% và 54%.

C. 56,25% và 6,25%.

D. 6,25% và 56,25%.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực ?

A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

B. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã độc lập với các gen nằm trong nhân.

C. Gen ngoài nhân có thể bị đột biến.

D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ các đơn phân là các nucỉêôtit

Câu 14: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 phân lí kiểu hình theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.Theo lí thuyết, các cây hoa trắng F1 khi giảm phân cho tối đa

A. 4 loại giao tử.

B. 2 loại giao tử.

C. 1 loại giao từ.

D. 3 loại giao tử.

Câu 15: Cho biết không xảy ra đột biển nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. Theo lí thuyết, trong số các giao tử do cơ thể có kiểu gen Ab/aB(Dd) tạo ra, có các giao tử với tỉ lệ tương ứng nào sau đây?

A. ABD = abD = ABd = abd = 12,5%.

B. ABD = abD = ABd = abd = 6,25%.

C. AbD = aBD = Abd = aBd = 12,5%.

D. AbD = aBD = Abd = aBd = 6,25%

Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về cơ sở tế bào học của sự di truyền các gen trong tế bào nhân thực ?

(1) Sự phân li đồng đều của hai NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li đồng đều của hai alen thuộc một lộcut gen.

(2) Khi các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

(3) Sự trao đổi chéo cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I là nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.

(4) Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.

A. 1.    B. 3.    C. 2.    D. 4.

Câu 17: Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu bố và mẹ (P) đều dị hợp tử về n cặp gen thì ở F1 có số loại kiểu gen là

A. 4n

B. 3n

C. 2n

D. 4n

Câu 18: Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 300 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa. Tần số alen A trong quần thể này là

A. 0,4.    B. 0,5.    C. 0,7.    D. 0,55.

Câu 19: Ở một loài thú, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X có hai alen ; alen A quy định măt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quỵ định mắt trắng. Giả sử một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có 5 kiểu gen với tần số bằng nhau. Cho các cá thể p giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F1 Theo tí thuyết, ti lệ kiểu hình ở Fi là :

A. 62,5% mắt đỏ, 37,5% mắt trắng.

B. 50% mắt đỏ, 50% mắt trắng.

C. 75% mắt đỏ, 25% mắt trắng.

D. 37,5% mắt đỏ, 62,5% mắt trắng.

Câu 20: Ở một loài thực vật, xét một tính trạng do một gen gồm hai alen (A và a) quy định. Biết alen trội là trội hoàn toàn. Trong các quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền sau đây, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất ?

A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 36%

B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 99,75%.

C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 69,75%.

D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 51%.

Câu 21: Theo giả thuyết siêu trội, trong các phép lai khác dòng sau đây, phép lai cho con lai có ưu thế lai cao nhất là

A. AABBDD X AABBdd.

B. AAbbDD X aaBBdd.

C. aaBBDd X aaBBDd.

D. AaBbdd X aaBBDd.

Câu 22: Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng NST lưỡng bội 2n = 18, khi cho lai hai loài này với nhau người ta có thể thu được cây lai nhưng cây lai thường bất thụ. Người ta có thể thu được cây lai hữu thụ bằng những cách nào sau đây ?

(1) Tạo các cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng xử lí hạt với cônsixin, rồi cho lai giữa các cây tứ bội này với nhau.

(2) Nuôi cấy hạt phấn và noãn của hai loài này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho các cây này giao phấn với nhau.

(3) Xử lí trực tiếp hạt lai bất thụ với cônsixin để thu được hạt dị đa bội, rồi cho nảy mâm thành cây .

(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lí 5-brôm uraxin để tạo tế bào dị đa bội, sau đó nuôi cấy các tế bào này rồi cho chúng tái sinh thành các cây dị đa bội.

A. (1), (3)

B. (2), (3)

C. (1), (4)

D. (2), (4)

Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến và người đàn ông 114 không mang alen gây bệnh. Nhận định nào sau đây không phù hợp với dữ liệu trên ?

A. Xác suất cặp vợ chồng III2-III3 sinh con đầu lòng không mắc bệnh là 17/18.

B. Gẹn gây bệnh nằm trên NST thường.

C. Có thể biết chính xác kiểu gen của những người có số hiệu II 4, II 5 và II 6.

D. Có thể biết chính xác kiểu gen của những người có số hiệu II1, II 2 và II 3.

Câu 24: Bệnh hoặc hội chứng di truyền nào sau đây ở người do đột biến gen gây ra ?

A. Bệnh ung thư.

B. Bệnh bạch tạng.

C. Hội chứng AIDS.

D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 25: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hoá vì nhân tố này

A. không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. không làm phát sinh các biến dị di truyền.

C. chi làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số các alen ở mỗi gen.

D. chỉ làm thay đổi tần số các alen ở mỗi gen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là

A. đột biến.

B. CLTN.

C. các yếu tố ngẫu nhiên.

D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 27: Theo học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về CLTN ?

A. Dưới tác động của CLTN, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.

B. Dưới tác động của CLTN, nếu các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.

C. CLTN tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.

D. CLTN có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.

Câu 28: Trong các nhân tố tiến hoá sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ?

(1) Đột biến.

(2) CLTN.

(3) Di - nhập gen.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 29: Bằng chứng nào sau đây không trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật ?

A. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.

B. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.

C. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.

D. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.

Câu 30: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, cây có mạch và động vật lên cạn ở

A. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.

C. kỉ Cacbon thuộc đại cổ sinh.

D. kỉ Silua thuộc đại cổ sinh.

Câu 31: Khoảng giá trị xác định của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. giới hạn sinh thái.

C. ổ sinh thái.

D. khoảng thuận lợi

Câu 32: Số lượng cá thể của quần thể sinh vật có thể bị biến động do hoạt động khai thác quá mức của con người là kiểu biến động

A. theo mùa.

B. theo chu kì ngày đêm.

C. không theo chu kì.

D. theo chu kì nhiều năm.

Câu 33: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể ?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

A. 4.    B. 3.    C. 2.    D. 1.

Câu 34: Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì

A. có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường tốt hơn nhiều

D. quần thể bị suy thoái và dẫn tới diệt vong.

Câu 35: Trong quần xã sinh vật, khi hai loài có mối quan hệ cộng sinh với nhau thì

A. một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại.

B. cả hai loài đều bị hại.

C. cả hai loài đều có lợi, nếu tách rời nhau thì cả hai đều không tồn tại được.

D. một loài bị hại và một loài được lợi.

Câu 36: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

B. Trong hệ sinh thái, cacbon chỉ tồn tại trong các hợp chất hữu cơ.

C. Khí CO2 tăng lên trong không khí có thể gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên.

D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình hô hấp.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã ?

A. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài.

C. Các cá thể trong không gian của quần xã chỉ phân bố theo chiều ngang.

D. Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã có xu hướng làm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về diễn thế sinh thái ?

A. Các nhân tố sinh thái ngoại cảnh như mưa bão, lũ lụt, hạn hán,... có thể gây nên diễn thế sinh thái.

B. Loài ưu thế trong quần xã sinh vật có vai trò duy trì sự ổn định của quần xã, không cho diễn thế sinh thái xảy ra.

C. Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biển đổi quần xã sinh vật.

D. Việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện đã làm biến đổi nhiều quần xà sinh vật

Câu 39: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất ?

A. Dây tơ hồng.

B. Dương xỉ.

C. Vi khuẩn lam.

D. Các loài cò

Câu 40: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính ?

A. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

B. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng giỗ thuỷ triều,...

C. Tăng cường hoạt động của các VI sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.

D. Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B D C A A B B D D C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C A A D B D B D A C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B A D B A A A D D D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D C A A C C C B A D

Tham khảo thêm các Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học