Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

1. Những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954-1965)

a) Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)

Hoàn thành cải cách ruộng đất:

- Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế, Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất".

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

- Kết quả:

+ Qua 5 đợt cải cách, trên 81 vạn héc-ta ruộng đất của đế quốc và địa chủ dã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia cho khoảng 2,2 triệu hộ nông dân và dân nghèo ở nông thôn.

+ Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.

♦ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh

- Trong những năm 1955-1957, miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:

+ Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giải quyết cơ bản nạn đói.

+ Về công nghiệp, bên cạnh việc khôi phục, mở rộng các nhà máy đã có, nhiều nhà máy mới được xây dựng trong thời kì này.

+ Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, giao lưu hàng hoá phát triển. Cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

+ Trong giao thông vận tải, đường sắt và đường ô tô được khôi phục và phát triển, các bến cảng được tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

b) Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá và chi viện cho miền Nam (1958-1960)

- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá và đạt nhiều thành tựu. Trong đó, trọng tâm là việc phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể (Nhà nước, tập thể quản lí).

- Tiến bộ về kinh tế đã tạo điều kiện cho văn hoá, giáo dục, y tế phát triển.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc còn làm nghĩa vụ của hậu phương lớn, chi viện cho miền Nam.

+ Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào chiến trường tham gia hoặc phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.

+ Từ năm 1959, tuyến chi viện chiến lược-đường Trường Sơn trên bộ, trên biển đã được hình thành và ngày càng phát triển, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

c) Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam (1961-1965)

- Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu:

+ Trong nông nghiệp, Nhà nước ưu tiên xây dựng và phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều được đầu tư phát triển.

+ Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

+ Mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, hoàn thiện, củng cố phục vụ nhu cầu giao lưu kinh tế và chi viện cho miền Nam.

- Trong những năm 1961-1965, miền Bắc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến miền Nam:

+ 1961-1963, khoảng 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã được bổ sung cho chiến trường miền Nam.

+ 1961-1965, một khối lượng lớn lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường miền Nam.

2. Các thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân miền Nam giai đoạn 1954-1965

a) Phong trào Đồng khởi

- Bối cảnh:

+ Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ Từ năm 1957 đến năm 1959, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối tổng tuyển cử, thi hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam; thực hiện “Luật 10/59″ lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội.

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã quyết định:

+ Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.

+ Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Diễn biến chính: Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng bùng nổ.

+ Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương như: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2-1959), Trà Bồng (Quảng Ngàn) (8-1959), phong trào quần chúng đã lan rộng khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre.

+ Từ Bến Tre, phong trào Đồng khởi lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

- Ý nghĩa:

+ Giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

b) Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965)

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ:

- “Chiến tranh đặc biệt” là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt”.

- Với âm mưu bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tiến hành "dồn dân, lập ấp chiến lược", sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như: "trực thăng vận", "thiết xa vận".

♦  Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt:

- Lãnh đạo trực tiếp: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Phương thức: kết hợp chính trị, quân sự và binh vận; đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược (đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi).

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Mặt trận quân sự:

▪ Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc - giết giặc lập công”.

▪ Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.

▪ Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,... → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

+ Mặt trận chính trị: Diễn ra sôi nổi tại các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”,...

+ Mặt trận chống phá bình định:

▪ Diễn ra ở vùng nông thôn, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.

▪ Nhân dân kiên quyết bám đất, giữ làng; phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác