Giải Lịch Sử 9 trang 89 Cánh diều

Với lời giải Lịch Sử 9 trang 89 trong Bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay Lịch Sử 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 9 trang 89.

Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 9: Nêu các xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Các xu hướng của thế giới từ năm 1991 đến nay:

- Thứ nhất, các nước điều chỉnh chiến lược, lấy hợp tác phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cạnh tranh sức mạnh tổng hợp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật, thay thế cho chạy dua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

- Thứ hai, các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ chiến lược ổn định và cân bằng, tránh xung đột.

- Thứ ba, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Xu thế này được biểu hiện thông qua sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự hình thành các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực,...

- Thứ tư, những cuộc xung đột cục bộ, nội chiến, bất ổn,... vẫn tiếp tục diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu từ năm 2001 đến nay do Mỹ phát động tiếp tục gây ra những bất ổn tiềm tảng đối với thế giới.

Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về sự hình thành trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

- Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã, trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. Những biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá, đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của trật tự thế giới mới.

- Trong thập niên cuối thế kỉ XX, Mỹ có tham vọng trở thành siêu cường duy nhất, xác lập và duy trì trật tự đơn cực, một mình lãnh đạo thế giới. Mỹ đưa ra chính sách “Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu”, áp đặt “giá trị Mỹ”, “mô hình phát triển kiểu Mỹ”,... đối với thế giới.

- Đầu thế kỉ XXI, sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga,... làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mỹ. Các nước Tây Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, hình thành trật tự thế giới đa cực.

Luyện tập 1 trang 89 Lịch Sử 9: Vẽ sơ đồ tư duy về xu hướng phát triển và sự hình thành của trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Vẽ sơ đồ tư duy về xu hướng phát triển và sự hình thành của trật tự thế giới

Vận dụng 2 trang 89 Lịch Sử 9: Phân tích tác động của các xu hướng phát triển của thế giới đối với Việt Nam.

Trả lời:

♦ Các xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

- Xu thế đa cực.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

- Xu thế toàn cầu hóa.

♦ Một số tác động đến Việt Nam:

- Tác động tích cực:

+ Có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc gia. 

+ Có cơ hội để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới; tranh thủ được các nguồn lực để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

+ Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Nói cách khác, Việt Nam có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.

+ Tận dụng động lực phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài;

+ Có cơ hội để học hỏi về kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, thể chế pháp luật, các mô hình phát triển kinh tế…

- Tác động tiêu cực:

+ Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Đức,…) tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng.

+ Nguy cơ mất độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa…

+ Thách thức về bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng gia tăng.

+ Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và sự cạnh tranh quyết liệt khi tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống đe dọa đến ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc gia, ví dụ như: tội phạm xuyên biên giới; biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng,…

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác