Giải Lịch sử 7 trang 79 Kết nối tri thức
Với lời giải Lịch sử 7 trang 79 trong Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 7 trang 79.
Câu hỏi 1 trang 79 Lịch Sử lớp 7: Nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi
Trả lời:
- Hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi:
+ Lê Lợi sinh năm 1385 tại Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương".
+ Khi quân Minh xâm chiếm đất nước Đại Việt, ông nuôi chí lớn đánh đuổi quân xâm lược, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
+ Năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
+ Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Lê.
Câu hỏi 2 trang 79 Lịch Sử lớp 7: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ như thế nào?
Trả lời:
- Năm 1407, nhà Minh đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ và thi hành những chính sách áp bức, bóc lột người Việt. Nhiều cuộc đấu tranh chống quân Minh của nhân dân Việt Nam nổi lên ở nhiều nơi.
- Ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa), một hào trưởng có uy tín lúc bấy giờ đã tích cực xây dựng lực lượng để chống quân Minh.
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
- Năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước => cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.
Câu hỏi 1 trang 79 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
- Khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa:
+ Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây phải 3 lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) cố thủ.
+ Có những khi cả nghĩa quân chỉ có 100 người.
+ Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần lâm vào cảnh đói rét, thiếu lương thực, chủ tướng Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa chiến để nuôi quân.
Câu hỏi 2 trang 79 Lịch Sử lớp 7: Em có nhận xét gì về đề nghị tạm hòa với quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?
Trả lời:
Nhận xét: Đề nghị tạm giảng hòa của nghĩa quân Lam Sơn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Vì: so sánh lực lượng giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh có sự chênh lệch rất lớn:
+ Quân Minh lực lượng đông đảo, có ưu thế hơn về vũ khí chiến đấu.
+ Nghĩa quân Lam Sơn có lực lượng mỏng, còn thiếu thốn vũ khí, lương thực…
=> Do đó, nếu tiếp tục chiến đấu bằng quân sự, nghĩa quân Lam Sơn có khả năng bị tiêu diệt. Chính vì vậy, nghĩa quân Lam Sơn cần tạm giảng hòa để tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lời giải bài tập Lịch sử 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT