Giải Lịch Sử và Địa Lí 7 trang 187 Chân trời sáng tạo

Với lời Giải Lịch Sử và Địa Lí 7 trang 187 trong Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 trang 187.

Câu hỏi mở đầu trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Giữa đô thị và cácnền văn minh cổ đại có mối quan hệ ra sao? Giới thương nhân có vai trò gì trong sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại?

Trả lời:

* Mối liên hệ giữa các đô thị cổ đại với các nền văn minh ở khu vực

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

* Vai trò của giới thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Câu hỏi trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Trình bày những điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành nên các đô thị cổ phương Đông.

Trả lời:

Điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nồng nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sự phát triển của sản xuất, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân hóa lao động.

=> Trên những cơ sở đó, các đô thị cổ đại đã được hình thành, tiêu biểu như: Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà; Ma-phít ở Ai Cập; Mô-giô-pa-hít ở Ấn Độ…

Câu hỏi trang 187 Lịch Sử và Địa Lí 7: Đô thị có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển của của văn minh cổ đại phương Đông? Điều đó thể hiện như thế nào qua trường hợp các cô thị của Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

- Ở Lưỡng Hà, thành thị là nơi giới thương nhân khắp nơi đổ về để trao đổi và buôn bán. Thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon (Lưỡng Hà) có quy mô trao đổi, buôn bán lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ. Sau thế kỉ IV TCN, Ba-bi-lon và những thành thị khác ở Lưỡng Hà suy tàn. Văn minh Lưỡng Hà cũng theo đó mà sụp đổ.

Lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 7 Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác