Giải Lịch sử 7 trang 14 Cánh diều

Với lời giải Lịch sử 7 trang 14 trong Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo Lịch sử 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 7 trang 14.

Câu hỏi mở đầu trang 14 Bài 4 Lịch Sử lớp 7: Ngày 31/10/1517, Mác-tin Lu-thơ đã dán Luận văn 95 điều do ông viết lên cổng Trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức) – nơi ông đang là giáo sư dạy môn Thần học. Đây được coi là sự kiện khởi đầu cuộc Cải cách Tôn giáo. Từ đó, tư tưởng của Mác-tin Lu-thơ trở thành nguyên lý nền tảng cho phong trào Cải cách tôn giáo.

Vậy vì sao diễn ra phong trào Cải cách Tôn giáo? Nội dung và tác động của cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội phong kiến Tây Âu như thế nào?

Trả lời:

* Nguyên nhân

+ Thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Sự tồn tại của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.

 Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

* Nội dung:

- Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

* Tác động:

- Khởi nguồn từ nước Đức, sau đó cuộc Cải cách tôn giáo lan rộng khắp các nước Tây Âu (Đức, Thụy Sĩ, Bỏ, Hà Lan, Pháp…).

- Khiến Thiên Chúa giáo bị phân chia thành 2 phái là: cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).

- Làm bùng lên cuộc đấu tranh của nông dân Đức.

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin sơ đồ 4, hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào cải cách tôn giáo.

Đọc thông tin sơ đồ 4, hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào cải cách tôn giáo

Trả lời:

- Nguyên nhân bùng nổ phong trào cải cách tôn giáo.

+ Thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Sự tồn tại của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.

 Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Lời giải bài tập Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào Cải cách tôn giáo Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác