Lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy

a. Phát hiện ra kim loại:

- Khoảng 3500 TCN, người Tây Á và Ai Cập biết dùng đồng đỏ.

- Khoảng 2000 TCN, cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

- Cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tạo ra công cụ và vũ khí bằng sắt. 

b. Chuyển biến trong đời sống vật chất

- Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

- Nâng cao năng suất lao động => con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.

- Nghề luyện kim, dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc,... dần trở thành ngành sản xuất riêng.

b. Sự thay đổi trong đời sống xã hội

- Xuất hiện các gia đình phụ hệ.

- Xã hội dần dần có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

- Ở phương Đông, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm nhưng không triệt để.

2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

a. Sự xuất hiện kim loại

- Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng.

b. Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

- Người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú từ vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

- Sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Trong đời sống xã hội có sự phân hóa.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác