Lý thuyết Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á hay nhất, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

Bài giảng: Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X - Cô Nguyễn Hữu (Giáo viên VietJack)

I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á

- Nằm ở phía đông nam Châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

- Ngày nay có 11 nước bao gồm: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

II. Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á như : Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu, Tha-tơn…

- Phù Nam với thương cảng Óc Eo là vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X

- Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ. Con đường giao thương ở Đông Nam Á chuyển sang vùng eo biển Ma-lắc-ca. 

- Những người nói tiếng Môn ở lưu vực sông Mê Nam đã xây dựng hai vương quốc Đva-ra-va-ti và Ha-ri-pun-giay-a

- Vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi, người Miến đã thành lập vương quốc Pa-gan.

- Đầu thế kỉ X, người Việt giành lại độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và bắt đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

- Trên đảo Su-ma-tra, Vương quốc Sri Vi-giay-a ra đời và phát triển. Từ thế kỉ VIII, ở trung tâm đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên.

- Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X-XV)

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác