Lịch Sử lớp 6 Cánh diều Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 6 Bài 18.

Bài giảng: Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa - sách Cánh diều - Cô Tiêu Thị Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Câu hỏi giữa bài

Giải Lịch sử 6 trang 92

Giải Lịch sử 6 trang 93

Luyện tập & Vận dụng

Giải Lịch sử 6 trang 94

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa (hay, chi tiết)

1. Sự thành lập và quá trình phát triển

- Sự thành lập

+ Ngay từ buổi đầu cai trị của nhà Hán, nhân dân huyện Tượng Lâm đã liên tục nổi dậy.

+ Cuối thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Quá trình phát triển:

+ Các vua Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. 

+ Khoảng thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp: trồng lúc nước là ngành kinh tế chính.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18 : Vương quốc Chăm-pa | Cánh diều

- Thủ công nghiệp và khai thác lâm sản cũng rất phát triển.

Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

b. Tổ chức xã hội

- Vua là "đấng tối cao", đứng đầu vương quốc.

- Bộ máy nhà nước: chia đất nước thành các châu, huyện, làng.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

3. Một số thành tựu văn hóa

- Chữ viết: sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..).

+ Phật giáo, Hin-đu giáo,… du nhập vào Chăm-pa.

- Kiến trúc, điêu khắc: cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam),...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18 : Vương quốc Chăm-pa | Cánh diều

Tổ chức nhiều lễ hội gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.


Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa (có đáp án)

Câu 1: Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành

A. Tượng Lâm.

B. Nhật Nam.

C. Chăm-pa.

D. Chân Lạp.

Câu 2: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng

A. cuối thế kỉ II TCN. 

B. đầu thế kỉ I. 

C. thế kỉ III.

D. cuối thế kỉ II. 

Câu 3:Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. thủ công nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. nông nghiệp trồng lúa nước.

D. công thương nghiệp hàng hóa.

Câu 4:Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ đâu?

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Latinh.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

A. Được sự ủng hộ, giúp sức của nhà Hán.

B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ, địa hình hiểm trở.

C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy.

D. Chính quyền nhà Đường đang khủng hoảng, suy yếu.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác