Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 12.
1. Sự hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
a) Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
- Đầu năm 1945. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít;
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh;
+ Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận,...
- Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
Ba nhà lãnh đạo của Liên Xô, Mỹ và Anh tại Hội nghị I-an-ta
- Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng:
+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật;
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
Bảng 1. Thỏa thuận Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây
về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh
Nước |
Nội dung thỏa thuận |
|
Tại châu Âu |
Tại châu Á |
|
Liên Xô |
- Quân đội Liên Xô đóng quân miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu. |
- Khôi phục lại những quyền lợi mà nước Nga bị mất sau Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), như trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xa-kha-lin, Liên Xô chiếm bốn đảo thuộc quần đảo Cu-rin,... Đây là điều kiện để Liên Xô tham gia chống Nhật |
- Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. |
- Tại Trung Quốc: Liên Xô được thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; được trả lại tuyến đường sắt Xi-bi-ri-a - Trường Xuân; được cùng Trung Quốc khai thác tuyến đường sắt Hoa Đông và Nam Mãn Châu,.. - Kiểm soát phía bắc vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên. |
|
Mỹ và các nước phương Tây |
- Quân đội Mỹ, Anh, Pháp đóng quân miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu. |
- Tại Nhật Bản: sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh (chủ yếu là Mỹ) sẽ đóng quân. - Kiểm soát phía nam vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên. - Phần còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á,..) thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. |
- Tác động: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xdam (Đức) tháng 7-1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
=> Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hình thành đã chia thế giới thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ
b) Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
+ Quan hệ quốc tế giữa hai cực trở nên căng thẳng khi Mỹ phát động cuộc Chiến tranh lạnh (1947) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở nhiều khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954), chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954-1975),...
Tranh biếm họa về cuộc Chiến tranh lạnh
- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh vẫn diễn ra nhưng xu thế hoà hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện. Liên Xô và Mỹ đạt được những thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành các cuộc cuộc gặp gỡ cấp cao.
+ Sự tan rã của Liên Xô năm 1991 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của Trật tự với hai cực I-an-ta.
2. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
a) Nguyên nhân
- Nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta:
+ Chạy đua vũ trang cả Liên Xô Mỹ tốn kém, suy giảm thế mạnh kinh tế buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng.
+ Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.
+ Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
+ Xu thế hoà hoãn, toàn cầu hoá và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
+ Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của Liên Xô - quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Nguyên thủ hai quốc gia: Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989)
b) Tác động
- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới, cụ thể là:
+ Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
+ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,...
+Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
+ Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta còn có những tác động không nhỏ đến vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo,... ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 12 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện thực
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều