Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 11.

Câu 1. Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Câu 2. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở

A. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

B. núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).

C. núi Tùng (Triệu Lộc, Thanh Hóa).

D. vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) đã

A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

B. tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam.

C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.

Câu 4. Năm 542, Lý Bí lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.

D. nhà Đường.

Câu 5. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã

A. lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.

B. lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế.

C. tiến hành cải cách đất nước.

D. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 6. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?

A. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân.

B. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.

C. Ý chí và quyết tâm duy trì nền hòa bình của dân tộc.

D. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.

Câu 7. Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa ở

A. Hoan Châu.

B. Đường Lâm.

C. Mê Linh.

D. Luy Lâu.

Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) là gì?

A. Chống lại ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Lương.

B. Bùng nổ ở Hoan Châu, sau đó tiến về giải phóng Tống Bình.

C. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong một thời gian.

D. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Câu 9. Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ

A. nhà Đường đã dụ dỗ, mua chuộc được Khúc Thừa Dụ.

B. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy thống trị ở An Nam.

C. nhà Đường buộc phải công nhận nền tự chủ của người Việt.

D. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt.

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Tống.

C. Nhà Nguyên.

D. Nhà Minh.

Câu 11. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

A. Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.

B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

Câu 12. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì

A. thiếu tướng tài, tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút.

B. nghĩa quân ánh mãi không thắng nên chấp nhận cầu hoà.

C. quân sĩ khiếp sợ trước sức mạnh của giặc, tinh thần sa sút.

D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

Câu 13. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu thơ

A. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.

C. “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.

D. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.

Câu 14. Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?

A. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.

B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...

C. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.

D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.

Câu 15. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?

A. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.

B. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.

C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.

D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.

Câu 16. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã

A. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt.

B. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

C. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á.

D. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do

A. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.

B. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.

C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…

D. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.

Câu 18. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng

A. núi Chí Linh (Hải Dương).

B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).

C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).

D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).

Câu 19. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm

A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.

B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.

C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.

D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 20. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Câu 21. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.

D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 22. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

A. Nguyễn Huệ.

B. Trần Bình Trọng.

C. Bùi Thị Xuân.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?

A. Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.

B. Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.

C. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc Thanh.

D. Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.

B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.

C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.

D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Câu 25. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.

B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.

D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác