Giải Lịch Sử 11 trang 12 Chân trời sáng tạo
Với Giải Lịch Sử 11 trang 12 trong Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản Sử 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 11 trang 12.
Luyện tập 1 trang 12 Lịch Sử 11: Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
- Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì: sự hình thành của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo cơ sở và dẫn đến những thay đổi, chuyển biến trong đời sống chính trị - xã hội - tư tưởng. Ví dụ:
+ Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, như: giai cấp tư sản, quý tộc mới, chủ nô… Các giai cấp, tầng lớp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, do đó, họ muons làm cách mạng để xác lập chế độ mới, tiến bộ hơn.
+ Cùng với sự xuất hiện và phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Luyện tập 2 trang 12 Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây:
Lời giải:
Nội dung |
Cách mạng tư sản Anh |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ |
Cách mạng tư sản Pháp |
|
Mục tiêu |
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
|
Nhiệm vụ |
- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; - Xác lập nền dân chủ tư sản. |
- Giành độc lập dân tộc; - Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc. - Xác lập nền dân chủ tư sản. |
- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất; - Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. - Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; - Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. |
|
Giai cấp lãnh đạo |
Giai cấp tư sản và quý tộc mới |
Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô |
Giai cấp tư sản |
|
Động lực |
Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…) |
|||
Kết quả |
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. |
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. |
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản. |
|
Ý nghĩa |
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. |
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới. |
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. |
Vận dụng trang 12 Lịch Sử 11: Tìm hiểu và trình bày về bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (gợi ý: tác giả, nội dung, giá trị lịch sử, trong đó có sự ảnh hưởng tới bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh,...).
Lời giải:
(1) Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ
- Tác giả:
+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.
+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.
- Nội dung:
+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.
+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.
+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.
- Giá trị lịch sử:
+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.
(2) Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
- Tác giả: La Fayette.
- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.
- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Lời giải Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Lịch Sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Lịch Sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST