Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 11.

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a) Đông Nam Á hải đảo

- Tại Inđônêxia:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.

- Tại Philíppin:

+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.

+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

b) Đông Nam Á lục địa

- Tại Mianma:

+ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 - 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ.

+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mianma.

- Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 - 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Tại Campuchia: sau khi vua Nôrôđôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xivôtha (1861 - 1892), của Acha Xoa (1863-1866)....

- Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.

+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á

- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:

+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;

+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…

+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....

- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.

+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.

+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.

♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:

- Về chính trị:

+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.

+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.

- Về kinh tế:

+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.

+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;

- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.

- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

b) Quá trình tái thiết và phát triển

- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á đã bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa.

- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:

+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Xingapo, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia) triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Trong vòng một thập kỉ, các nước này đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển kinh tế.

+ Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

- Đối với ba nước Đông Dương: trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Campuchia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

- Các nước Đông Nam Á khác:

+ Tại Mianma: dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mianma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.

+ Tại Brunây, sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 1/1/1984, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Brunây năm 2021 đạt 31723 USD.

+ Tại Đông Timo, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 11 Cánh diều hay khác: