Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 10.
I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
a) Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
- Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo tính xác thực” “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.
- Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Việt Nam và di sản thiên nhiên
- Đối với loại hình di sản văn hóa vật thể:
+ Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...), nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,...
+ Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
- Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể:
+ Loại hình di sản văn hoá phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một.
+ Nhờ Công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,...) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)
II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
a) Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
- Công nghiệp văn hoá là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hoá dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
- Công nghiệp văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.
- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của dân tộc và nhân loại.
=> Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp văn hoá.
b) Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học
- Khi công nghiệp văn hoá phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học được quảng bá, lan toả rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.
- Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hoá đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.
III. Sử học với sự phát triển du lịch
a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
- Du lịch văn hoá là một ngành của công nghiệp văn hoá.
- Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
b) Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa
- Du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử của các quốc gia:
+ Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản.
+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,...
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Lịch sử 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT