Giải Lịch sử 10 trang 47 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử 10 trang 47 trong Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 47.

Câu hỏi 1 trang 47 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại và ý nghĩa của các thành tựu đó với lịch sử nhân loại.

Lời giải:

* Một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa:

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia…

+ Có sự tiếp thu và cải biến Phật giáo.

- Chữ viết:

+ Phát minh ra chữ viết từ rất sớm

+ Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ (chữ giáp cốt); khắc trên đồ đồng (kim văn); khắc trên đá (thạch cổ văn); khắc trên thẻ tre, trúc…

- Văn học

+ Văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.

+ Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.

- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

+ Kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...

+ Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,...

- Khoa học, kĩ thuật

+ Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi (T) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..

+ Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

+ Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...

+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên.

+ Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

* Ý nghĩa của văn minh Trung Hoa:

+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Quốc.

+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.

+ Nhiều thành tựu văn minh Trung Quốc cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.

Câu hỏi 2 trang 47 Lịch Sử 10: Tư liệu 4 (tr.46) giúp em biết điều gì về giá trị và sức sống trường tồn của văn minh Trung Hoa? Hãy lấy một số ví dụ minh họa.

Tư liệu 4 (tr.46) giúp em biết điều gì về giá trị và sức sống trường tồn

Lời giải:

- Đoạn tư liệu số 4 cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX – điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.

- Ví dụ:

+ Sau khi xâm chiếm, lật đổ sự thống trị của nhà Tống, nhà Nguyên (vương triều ngoại tộc do người Mông Cổ lập nên) đã hoàn toàn duy trò bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa… của các triều đại phong kiến trước đó ở Trung Quốc

+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay.

Luyện tập 1 trang 47 Lịch Sử 10: Em hãy trình bày về quá trình hình thành, phát triển của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.

Lời giải:

- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

- Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa...

- Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

Luyện tập 2 trang 47 Lịch Sử 10: Lập bảng thể hiện các thành tựu văn minh cơ bản của Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại theo gợi ý sau?

Lập bảng thể hiện các thành tựu văn minh cơ bản của Ai Cập cổ đại, Trung Hoa

Lời giải:

Nền

văn minh

Thành tựu tiêu biểu

Thời điểm

xuất hiện

Thuộc

lĩnh vực

Ai Cập

Cổ đại

- Tín ngưỡng đa thần

- Thờ linh hồn người chết

Thiên niên kỉ IV TCN

Tín ngưỡng

- Chữ tượng hình

Chữ viết

- Kim tự tháp, tượng nhân sư…

Kiến trúc,

điêu khắc

- Hệ số thập phân

- Lịch

- Kĩ thuật ướp xác

Khoa học,

Kĩ thuật

Ấn Độ

Cổ - trung đại

- Phật giáo

- Hin-đu giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tôn giáo

- Chữ Phạn

Chữ viết

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

Văn học

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

Kiến trúc

- Hệ thống 10 chữ số

- Lịch

Khoa học,

Kĩ thuật

Trung Hoa

Cổ - trung đại

- Nho giáo

- Đạo giáo

- Mặc gia

- Pháp gia..

Thiên niên kỉ III TCN

Tư tưởng, tôn giáo

- Chữ giáp cốt;

- Kim văn…

Chữ viết

- Thơ Đường luật

- Tiểu thuyết chương hồi

Văn học

- Vạn lí trường thành

- Tử cấm thành

Kiến trúc

- Tranh thủy mặc

Hội họa

- Số pi

Toán học

- Các bộ sử nổi tiếng

Sử học

Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

Kĩ thuật

Vận dụng 1 trang 47 Lịch Sử 10: Liên hệ và cho biết ý nghĩa và ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông (Ai Cập cổ đại, Ấn Độ, và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại) đối với Việt Nam.

Lời giải:

- Một số ảnh hưởng của văn minh phương Đông đến Việt Nam:

+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm, có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam

+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn…

+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ

+ Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…

+ Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến nền văn minh Đại Việt (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…)

- Ý nghĩa: với việc tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh phương Đông, đặc biệt là hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại, nhân dân Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn minh đa dạng, phong phú mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Vận dụng 2 trang 47 Lịch Sử 10: Em hãy giải thích vì sao “Cuộc diễu hành vàng của các pha-ra-ông” ở Ai Cập được tổ chức trang trọng? Hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới.

Lời giải:

- Cuộc “diễu hành vàng” được tổ chức với những nghi thức trang trọng nhất để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá trị trường tồn của nó.

- Một số giải pháp để góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới:

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn minh

+ Thực hiện bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản

+ Quảng bá hình ảnh, nét đẹp, giá trị của các thành tựu văn minh thông qua những trang mạng xã hội như: fakebook, youtube…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Lời giải Lịch Sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác