Giải Lịch sử 10 trang 43 Chân trời sáng tạo

Với Giải Lịch sử 10 trang 43 trong Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 43.

Luyện tập trang 43 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại và nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.

Lời giải:

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Chữ Kim văn

- Chữ Tiểu triện.

- …

- Thể hiện trình độ tư duy của cư dân Trung Quốc

- Đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

2

Văn học

- Phong phú, đa dạng về thể loại. như: Kinh Thi; Sở Từ; phú và nhạc phủ thời Hán; thơ Đường luật; kinh kịch; tiểu thuyết chương hồi…

- Thể hiện trình độ phát triển về tư duy, sáng tạo của cư dân

- Có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh mọi mặt của xã hội của Trung Quốc thời bấy giờ.

- Có ảnh hưởng tới khu vực châu Á.

3

Sử học

- Thành lập cơ quan biên soạn lịch của Nhà nước

- Có nhiều bộ sử lớn.

- Giúp thế hệ sau hiểu về các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc.

4

Khoa học, kĩ thuật

- Đạt được nhiều thành tựu về:

+ Toán học

+ Thiên văn học và lịch pháp học

+ Y học

+ Kĩ thuật

- Phục vụ sản xuất và đời sống.

- Là cơ sở cho các ngành khoa học, kĩ thuật sau này.

- Được truyền bá đến nhiều nước trên thế giới và được cải tiến, ứng dụng rộng rãi.

5

Nghệ thuật

- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực:

+ Kiến trúc

+ Điêu khắc

+ Hội họa

+ Âm nhạc.

- Thể hiện kì tích về sức lao đông và tài năng sáng tạo của con người.

- Thể hiện uy quyền của giai cấp thống trị.

Vận dụng trang 43 Lịch Sử 10: Em hãy chọn một trong bốn đại phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ - trung đại và soạn một bài thuyết trinh về tầm quan trình của phát minh đó đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Lời giải:

(*) Giới thiệu về: Nam châm

- Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái  đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Như vậy tư nam chính là tổ tiên của la bàn. Tuy nhiên, tư nam còn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa

được áp dụng rộng rãi.

- Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn lúc đầu còn rất thô sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nƣớc gọi là “thủy la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió. La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển.

- Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn do đường biển truyền sang A-rập rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố

định. Nửa sau thế kỉ XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.

- La bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác