Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 82 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 82 trong Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 82.

Luyện tập 1 trang 82 KTPL 12: Các chủ thể trong những trường hợp dưới đây có thể thực hiện quyền kết hôn hay li hôn không? Vì sao?

a. Anh N-con trai ông bà B đã 25 tuổi nhưng bị tâm thần bẩm sinh. Mỗi khi phát bệnh, anh N không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Ông bà B lo ngại lúc hai người mất, anh N sẽ không còn chỗ dựa nên rất muốn tìm đối tượng cho anh N kết hôn, lập gia đình.

b. Trong thời gian chị O mang thai con đầu lòng, chồng chị là anh P thường xuyên bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc vợ. Khi chị O góp ý thì anh P nổi giận và tuyên bố sẽ li hôn với chị.

c. Ông bà nội của anh A sinh được 5 người con, bố A là con cả, cô G là con út. Vì hoàn cảnh khó khăn, ông bà nội của anh A đã đồng ý để vợ chồng người quen nhận cô G làm con nuôi từ khi cô còn bé. Thời gian sau đó, cô G theo bố mẹ nuôi đi nơi khác lập nghiệp nên mất liên lạc với gia đình ông bà nội của anh A. Gần đây, anh A dẫn người yêu là chị M về ra mắt gia đình và xin phép tổ chức đám cưới. Sau khi tìm hiểu, bố mẹ anh A phát hiện chị M là con đẻ cô G nên đã giải thích để anh A với chị M hiểu mối quan hệ huyết thống của mình và yêu cầu hai người chấm dứt mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, vì tình cảm quá sâu nặng, anh A và chị M không muốn chấm dứt mối quan hệ. Hai người quyết định sẽ về quê chị M đăng kí kết hôn và chung sống với nhau.

Lời giải:

- Trường hợp a. Anh N không thể thực hiện quyền kết hôn vì anh N là bệnh nhân tâm thần, không có năng lực hành vi dân sự nên không đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp b. Anh P không thể thực hiện quyền li hôn với chị O vì chị O đang mang thai. Theo quy định của pháp luật thì khi vợ đang có thai, người chồng sẽ không có quyền yêu cầu li hôn.

- Trường hợp c. Anh A và chị M không thể kết hôn với nhau vì anh A và chị M là những người có họ với nhau trong phạm vi ba đời. Theo quy định của pháp luật thì những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ bị cấm kết hôn với nhau.

Luyện tập 2 trang 82 KTPL 12: Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình của các chủ thể ở những trường hợp dưới đây.

a. Chị K kết hôn với anh S và có một con chung là cháu V. Anh chị chung sống hạnh phúc được ba năm thì li hôn, chị K nuôi con. Sau li hôn, chị K đã thuê nhà ở riêng nhưng vẫn tạo điều kiện để anh S và ông bà nội thăm nom, chăm ăn tạo điều kiện để anh S và ông bà sóc cháu V.

b. Anh U và chị D kết hôn với nhau và cả hai đều làm việc ở thủ đô Hà Nội. Sau khi kết hôn, anh U đã tự ý dùng khoản tiền mừng cưới, tiền tiết kiệm của hai người để mua một ngôi nhà ở quê, gần nơi ở của bố mẹ anh và yêu cầu vợ phải nghỉ việc ở thành phố để cùng mình chuyển về quê sinh sống.

c. Vợ chồng anh P, chị E kết hôn được ba năm và đã có một con gái. Anh P là người vô trách nhiệm, không có việc làm ổn định, mọi việc chi tiêu, chăm sóc con cái trong gia đình đều do chị E lo liệu. Thời gian gần đây, anh P thường xuyên tụ tập uống rượu bia với bạn bè và mỗi khi say, anh lại đánh, chửi Vợ con.

d. Sau khi kết hôn, anh Đ yêu cầu vợ là chị Q nghỉ việc ở công ty để ở nhà chăm con và nội trợ. Gần đây, chị Q phát hiện anh Đ có mối quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác và có một con riêng 5 tháng tuổi. Chị Q yêu cầu li hôn và được anh Đ chấp thuận. Anh Đ đồng ý cho chị Q nuôi con và anh sẽ chu cấp cho con 5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, về tài sản thì anh Đ chỉ chia cho chị Q 50 triệu đồng vì anh cho rằng chị ở nhà, không làm ra tiền nên không có quyền hưởng những tài sản do anh vất vả làm ra.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Anh S đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha và con vì dù anh S và chị K đã li hôn, cháu V theo mẹ đi thuê nhà nơi khác để ở nhưng anh vẫn yêu thương, chăm sóc con như trước.

+ Bố mẹ anh S thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và cháu khi thường xuyên tới chỗ ở của con dâu cũ để thăm nom, chăm sóc cháu nội.

- Trường hợp b.

+ Hành vi của anh U đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng và đáng bị lên án, phê phán. Việc anh U tự ý dùng tiền mừng cưới, tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua nhà và yêu cầu vợ phải nghỉ việc để chuyển về quê sinh sống đã thể hiện sự thiếu tôn trọng, không bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của anh U với chị D.

+ Hành vi của anh U có thể dẫn đến những hậu quả xấu trong mối quan hệ hôn nhân với vợ, thậm chí có thể gây đổ vỡ trong hôn nhân.

- Trường hợp c. Hành vi của anh P trái với quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình và đáng bị phê phán. Việc anh P bỏ mặc vợ tự lo kinh tế, tự chăm sóc con cái một mình và thường xuyên đánh chửi vợ con thể hiện thái độ vô trách nhiệm với gia đình và có thể gây nên những hậu quả tiêu cực nếu không được ngăn chặn kịp thời.

- Trường hợp d. Những hành vi của anh Đ là một chuỗi những hành vi sai trái và đáng bị lên án, phê phán. Trong đó:

+ Hành vi yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà chăm con và nội trợ thể hiện thái độ gia trưởng, áp đặt, thiếu tôn trọng của anh Đ đối với vợ, vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng;

+ Hành vi có tình cảm và có con riêng với người phụ nữ khác khi đang có vợ là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm quy định của pháp luật;

+ Hành vi chỉ chia cho chị Q 50 triệu đồng và phủ nhận công sức đóng góp của chị Q trong gia đình là hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản.

Lời giải KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác