Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 120 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 120 trong Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 120.

Câu hỏi 1 trang 120 KTPL 12: Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ và vùng lãnh hải được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ thể hiện:

+ Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thuỷ giống như trên đất liền.

+ Chủ quyền này bao trùm cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,

bên dưới vùng nước nội thuỷ.

+ Tất cả các tàu thuyền và các phương tiện bay của nước ngoài muốn ra vào hoặc bay trên vùng trời nội thuỷ của quốc gia ven biển đều phải xin phép và chỉ có thể lưu thông khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này cho phép.

- Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng lãnh hải được thể hiện:

+ Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nước lãnh hải không tuyệt đối như đối với vùng nước nội thuỷ, bởi vì tàu thuyền nước ngoài vẫn có quyền đi qua không gây hại trong vùng nước này và nghĩa vụ của quốc gia ven biển là không được cản trở quyền này.

+ Quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ đối với tài nguyên sinh vật biển cũng như đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải. Đối với vùng trời trên lãnh hải, đáy và lòng đất của vùng biển này thì quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ. Các phương tiện bay nước ngoài muốn vào vùng trời ở trên lãnh hải của quốc gia ven biển thì phải xin phép.

Câu hỏi 2 trang 120 KTPL 12: Trong trường hợp trên, sự di chuyển của phương tiện nào là phù hợp với pháp luật quốc tế và phương tiện nào vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?

Trường hợp. Một chiếc tàu thuỷ của nước A đi vào vùng lãnh hải và nội thuỷ của Việt Nam mà chỉ thông báo, không xin phép; một chiếc tàu thuỷ của nước B đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước ta và cũng không xin phép.

Lời giải:

- Trong trường hợp được nêu ở SGK KTPL 12-KNTT:

+ Sự di chuyển của tàu thuỷ của nước A vào vùng lãnh hải và nội thuỷ của Việt Nam mà chỉ thông báo, không xin phép là vi phạm pháp luật quốc tế, vì: Theo quy định của luật quốc tế thì tàu thuỷ của nước A chỉ có thể đi vào vùng lãnh hải hay vùng nội thuỷ của nước ta khi đã xin phép và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ta cho phép.

+ Tàu thuỷ của nước B đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước ta mà không xin phép là phù hợp với pháp luật quốc tế, bởi vì, theo quy định của luật quốc tế, tàu thuyền của nước khác có quyền đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước ta và Việt Nam không được cản trở việc thực hiện quyền này của tàu thuyền nước ngoài.

Lời giải KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác