Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 110 Kết nối tri thức
Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 110 trong Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 110.
Luyện tập 3 trang 110 KTPL 12: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
a. Sau hàng chục năm có xung đột vũ trang với nhau, Việt Nam và Mỹ đã đàm phán, thoả thuận với nhau kí kết Hiệp định Pari năm 1973 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 giữa Việt Nam và Mỹ là phù hợp với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế? Vì sao?
b. Do tranh chấp lãnh thổ nên xung đột vũ trang đã nổ ra giữa hai nước N và nước U. Sau khi nổ ra vụ xung đột này, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai nước và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
1/ Em hãy cho biết, trong cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U, những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế đã bị vi phạm? Vì sao?
2/ Để chấm dứt cuộc xung đột này, hai nước N và U cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?
Lời giải:
- Trường hợp a. Việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 giữa Việt Nam và Mỹ là phù hợp với nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình, bởi vì, đó là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng lâu dài giữa các bên tham chiến và dẫn đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Trường hợp b.
+ Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước N và U là sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là: nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. Bởi vì, khi xung đột vũ trang hay chiến tranh xảy ra giữa hai nước này tức là hai nước đã dùng vũ lực mà không dùng biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp với nhau.
+ Để chấm dứt cuộc xung đột này, hai nước N và U cần tuân thủ: Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình, nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
Luyện tập 4 trang 110 KTPL 12: Em hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện qua thông tin dưới đây.
Thông tin. Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18-12-1979. Việt Nam đã kí tham gia Công ước này vào ngày 29-7-1980 và phê chuẩn vào ngày 27-11-1981. Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 để nội luật hoá một số điều khoản nhằm thực hiện Công ước ở Việt Nam. Điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Lời giải:
- Pháp luật quốc tế là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy định của luật quốc gia, bảo đảm
cho luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế. Cụ thể, các quy định trong Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) là cơ sở để xây dựng các quy định trong Luật Bình đẳng giới của nước ta, qua đó góp phần làm cho pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn và bảo đảm cho luật của nước ta phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế.
- Luật quốc gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế vì việc nội luật hoá các quy định của Công ước CEDAW trong Luật Bình đẳng giới của Việt Nam góp phần mở rộng phạm vi điều chỉnh, tác động ảnh hưởng của Công ước CEDAW, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.
Vận dụng trang 110 KTPL 12: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về việc Việt Nam tham gia kí kết hay gia nhập một điều ước quốc tế hoặc kí kết điều ước quốc tế để thiết lập quan hệ với quốc gia khác và chia sẻ ý nghĩa của việc làm đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Việt Nam là một trong các nước đầu tiên ký thông qua văn kiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cũng như phê chuẩn để UNCLOS có hiệu lực vào tháng 11/1994.
- Ý nghĩa của việc: Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982: Việt Nam là một quốc gia ven biển và có nhiều hoạt động trên biển, từ các hoạt động truyền thống như khai thác dầu khí, đánh bắt cá, hàng hải cho đến những hoạt động mới như phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Chiến lược biển Việt Nam 2018 đã xác định kinh tế biển, sử dụng bền vững biển là một trọng tâm lớn trong chiến lược phát triển của đất nước. Chính vì vậy, với ý nghĩa như nêu trên, UNCLOS có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường hoà bình, ổn định cũng như phát triển lâu dài của Việt Nam.
+ Thứ nhất, nhờ các quy định của UNCLOS, mặc dù còn những phức tạp nhất định, chúng ta đã xác lập và thực thi, quản lý được các vùng biển, các quyền và lợi ích trên biển, xác định cương vực của đất nước một cách phù hợp luật pháp quốc tế, được tuyệt đại đa số các nước công nhận. Trên cơ sở UNCLOS, ta đã đàm phán phân định biển với nhiều nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc (trong Vịnh Bắc Bộ)… Đây là căn cứ quan trọng để xác định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển.
+ Thứ hai, trên cơ sở UNCLOS, ta đã triển khai được nhiều hoạt động kinh tế biển lớn, mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước trong nhiều giai đoạn khác nhau, từ khai thác dầu khí tới khai thác, xuất khẩu thuỷ hải sản, thúc đẩy thương mại, góp phần thiết yếu vào sự phát triển kinh tế xã hội của ta trong những năm qua.
+ Thứ ba, UNCLOS là căn cứ để Việt Nam hợp tác với các nước liên quan để giải quyết nhiều thách thức từ suy thoái môi trường và hệ sinh thái biển, cũng như các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng, acid hóa đại dương hay các thiên tai, thảm họa thiên nhiên.
+ Thứ tư, trên cơ sở bảo đảm các chính sách, luật pháp, quy định của Việt Nam đều phù hợp với UNCLOS, ta có thêm điều kiện để khẳng định các cam kết, đóng góp tích cực của Việt Nam đối với các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để thực hiện đầy đủ UNCLOS, cũng như giúp tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế đối với các vấn đề biển của Việt Nam.
Lời giải KTPL 12 Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia
KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT