Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 109 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 109 trong Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 109.

Mở đầu trang 109 KTPL 12: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số văn bản pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia.

Lời giải:

- Một số hiệp ước song phương, đa phương về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng như:

+ Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, kí kết ngày 7 - 11 - 1991;

+ Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, kí kết ngày 30 - 12 - 1999 chính thức có hiệu lực từ ngày 6 - 7 - 2000;

+ Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về quy chế quản lí biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc;

+ Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lí cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, kí kết ngày 19 - 11 - 2009 (gọi tắt là ba văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, chính thức có hiệu lực từ ngày 14 - 7 - 2010);

+ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, kí kết ngày 18 - 7 - 1977;

+ Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, kí kết ngày 24 - 1 - 1986;

+ Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, kí kết ngày 18 - 2 - 1979;

+ Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới;

+ Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, kí kết ngày 20 - 7 - 1983;

+ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, kí kết ngày 27 - 12 - 1985;

+ Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia, kí kết ngày 10 - 10 - 2005.

Câu hỏi trang 109 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ đặc biệt được áp dụng với diện chủ thể nào. Phân tích các trường hợp để làm rõ.

Lời giải:

- Chế độ tối huệ quốc được áp dụng với cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Theo đó, nhóm chủ thể này sẽ được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia sở tại đã dành và sẽ dành cho bất kì một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của mình theo các Hiệp định có quy định về chế độ này. Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, thể hiện sự bình đẳng về pháp lí giữa các thương nhân trong giao thương quốc tế.

- Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với người nước ngoài được hưởng những ưu đãi đặc biệt hoặc đặc quyền mà nước sở tại dành cho họ về quyền và nghĩa vụ pháp lí (thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng). Chế độ ưu đãi đặc biệt được quy định trong các Công ước quốc tế, Hiệp ước về quan hệ ngoại giao, lãnh sự.

- Phân tích các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Đây là trường hợp áp dụng chế độ tối huệ quốc về sở hữu trí tuệ theo Điều 4 của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Theo nội dung của Hiệp định, các quốc gia thành viên phải dành sự ưu đãi đối với cá nhân, pháp nhân thuộc các quốc gia thành viên đã, đang và sẽ áp dụng đối với các quốc gia thành viên khác, nội dung này là biểu hiện của huệ quốc trong Công pháp quốc tế.

+ Trường hợp 2: Không áp dụng chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt.

Câu hỏi trang 109 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết việc ông A ở lại Việt Nam trong trường hợp 2 của có hợp pháp không. Vì sao?

Lời giải:

- Việc ông A cư trú ở Việt Nam là bất hợp pháp do ông này nhập cảnh vào Việt Nam diện khách du lịch nên thời gian cư trú bị giới hạn theo thị thực nhập cảnh.

- Nếu muốn cư trú lâu dài ở Việt Nam, ông A cần thực hiện các thủ tục xin tạm trú tại Việt Nam, sau đó, xin thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Điều 40 Luật Xuất, nhập cảnh năm 2014.

Lời giải KTPL 12 Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác