Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 12.
1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
- Di sản văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các loại hình văn hoá do cha ông để lại như các di tích, hiện vật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca của các dân tộc, địa phương.... đang tồn tại được duy trì, phát triển và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng.
- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hoá.
- Công dân có quyền:
+ Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc;
+ Tham gia vào đời sống văn hoá như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, biểu diễn nghệ thuật, tham quan các di sản văn hoá và nghiên cứu di sản văn hoá của đất nước.
- Công dân có nghĩa vụ:
+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá;
+ Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
- Để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá, mỗi công dân học sinh cần:
+ Học tập, tìm hiểu di sản văn hoá;
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá do nhà trưởng và địa phương tổ chức;
+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá;
+ Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bằng những hành vi, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi;
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoả gây ra tác hại về vật chất và tinh thần cho di sản văn hoá của đất nước. Người có hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho di sản văn hoá thì phải bồi thường.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Lý thuyết KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Lý thuyết KTPL 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều