Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Bình đẳng trong các lĩnh vực
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11.
Câu 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Văn hóa và giáo dục.
Câu 2. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong
A. tiếp cận các cơ hội việc làm.
B. tham gia quản lý nhà nước.
C. tiến hành hoạt động sản xuất.
D. lựa chọn nghề nghiệp.
Câu 3. Hành vi của chị K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Lao động.
D. Văn hóa.
Câu 4. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.
A. Ông N, anh V và chị T.
B. Anh V và ông N.
C. Chị T và anh V.
D. Ông N và chị T.
Câu 5. Nam, nữ bình đẳng trong việc quản lý doanh nghiệp - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Giáo dục.
Câu 6. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
B. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
C. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
D. t tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
Câu 7. Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong
A. thực hiện quyền lao động.
B. thực hiện quan hệ giao tiếp.
C. việc chia đều của cải xã hội.
D. việc san bằng thu nhập cá nhân.
Câu 8. Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Lao động.
D. Giáo dục.
Câu 9. Hành vi của ông T trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Lao động.
D. Giáo dục.
Câu 10. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.
A. Anh Q.
B. Bà K.
C. Chị M.
D. Bà K và chị M.
Câu 11. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị và xã hội.
B. Khoa học và công nghệ.
C. Hôn nhân và gia đình.
D. Giáo dục và đào tạo.
Câu 12. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
B. tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư và thị trường lao động.
C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
D. tiếp cận các cơ hội việc làm và lựa chọn nơi làm việc.
Câu 13. Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.
A. Anh K.
B. Chị P.
C. Anh C.
D. Ông S.
Câu 14. Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được
A. xúc phạm danh dự của nhau.
B. chăm sóc con khi bị bệnh.
C. sở hữu tài sản riêng.
D. giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị K. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.
A. Anh T.
B. Chị K.
C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 16. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng
B. che giấu hành vi bạo lực.
C. ngăn cản mọi nghi lễ tôn giáo.
D. kế hoạch hóa gia đình.
Câu 17. Hành vi của bà C trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Tình huống. Ông M là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nên ông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 120 m2 đất ở xã A (mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng ông M). Khi ông M bàn bạc với vợ (bà C) về việc này, bà C không đồng ý vì cho rằng giá bán quá rẻ. Không được sự đồng thuận của vợ, nên ông M đành suy nghĩ, tìm phương án khác để huy động vốn. Tuy nhiên, ông M không biết sự thật rằng: 6 tháng trước, bà C đã bí mật đem giấy chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đó thế chấp tại ngân hàng để lấy tiền trả nợ cho em trai.
A. Lao động và công vụ.
B. Huyết thống và gia tộc.
C. Tài chính và việc làm.
D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 18. Bình đẳng giới không có ý nghĩa nào sau đây đối với đời sống của con người và xã hội?
A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
B. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 19. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
D. thờ ơ, vô cảm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT