Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

1. Cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng,...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

2. Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giả nhất định trong khoảng thời gian xác định.

- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu

a) Mối quan hệ cung - cầu

- Cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như "đơn đặt hàng" của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

b) Vai trò của quan hệ cung - cầu

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung - cầu có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế:

+ Thứ nhất, vai trò đối với chủ thể sản xuất kinh doanh:

+ Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thường xuyên biến động trên thị trưởng: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giả giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp.

+ Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

- Thứ hai, vai trò đối với chủ thể tiêu dùng: quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp: nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu, giá giảm không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

- Thứ ba,vai trò đối với chủ thể nhà nước: giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lý, góp phần bình ổn thị trường.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác