Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 126 Kết nối tri thức
Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 126 trong Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 126.
Câu hỏi 1 trang 126 KTPL 11: Trong những trường hợp trên, các bạn học sinh đã làm gì để thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tin, điện thoại, điện tin của công dân?
Lời giải:
- Trường hợp 1, khi được hai người em họ rủ mở trộm khóa điện thoại của dì út để xem ảnh bạn trai của dì, G đã từ chối và giải thích cho các em hiểu việc xem trộm điện thoại của người khác là sai, nếu cố tình thực hiện có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp 2, các HS của Trường Trung học phổ thông A đã tham dự hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về một số quyền tự do của công dân do trường và cơ quan công an huyện phối hợp tổ chức. Tại hoạt động, các bạn đã tích cực đặt câu hỏi để nâng cao hiểu biết, bổ sung những kĩ năng tích cực cho bản thân, góp phần thực hiện tốt các quy định của pháp luật bằng những hành vi phù hợp lứa tuổi.
- Trường hợp 3, khi thấy anh họ đang cầm xem điện thoại của mình, O đã nhẹ nhàng yêu cầu anh trả lại điện thoại và nhắc nhở anh lần sau không nên tự ý xem trộm điện thoại của người khác. Việc làm của O như vậy là đúng.
Câu hỏi 2 trang 126 KTPL 11: Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt quyền này.
Lời giải:
- Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
+ Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dán;
+ Tôn trọng quyền của người khác; tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;
+ Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về pháp luật trong cộng đồng và làm gương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Những việc HS nên làm để thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
+ Không tự ý xem điện thoại, thư của người khác;
+ Từ chối khi được người khác rủ xem điện thoại, thư của người khác;
+ Yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình...
Luyện tập 1 trang 126 KTPL 11: Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
b. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
c. Thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
d. Trong trường hợp cần thiết thì ai cũng có quyền kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác.
Lời giải:
- Ý kiến a. Sai, vì HS dù còn nhỏ tuổi nhưng vẫn là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên vẫn có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Ý kiến b. Sai, vì hành vi xem thư của người khác khi chưa có sự đồng ý là xâm phạm trái phép thư tín, xâm phạm đời sống riêng tư của người khác.
- Ý kiến c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là chấp hành quy định của pháp luật, ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín, đảm bảo sự an toàn đời sống riêng tư của công dân. Việc này sẽ hạn chế những hậu quả xấu do hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Ý kiến d. Sai, vì chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới được kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác.
Lời giải KTPL 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân hay khác:
- Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 124
- Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 125
- Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 127
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
- KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
- KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
- KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT