Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 52 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 52 trong Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 52.

Câu hỏi trang 52 KTPL 11: Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ông T trong kinh doanh qua trường hợp trên.

Từ thông tin trên, em hãy xác định khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược

Lời giải:

Phân tích trường hợp

- Điểm mạnh của ông T:

+ Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng.

+ Có đội ngũ nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm.

- Điểm yếu của ông T: cần phải đầu tư thêm thời gian để nghiên cứu về thị trường và công nghệ sản xuất ra sản phẩm mới, có tính năng tốt hơn vật liệu gạch thông thường.

- Cơ hội của ông T:

+ Nhu cầu trong lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng.

+ Sự phát triển của công nghệ sản xuất.

+ Công nghệ xây tường đúc sẵn có nhiều ưu điểm vượt trội so với vật liệu gạch, nên nhận được sự quan tâm, yêu thích của các chủ đầu tư.

- Thách thức của ông T: có thể sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới.

Câu hỏi trang 52 KTPL 11: Sử dụng mô hình SWOT, em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh.

Sử dụng mô hình SWOT em hãy đánh giá những điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh

Lời giải:

(*) Tham khảo: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi em là một nhà kinh doanh sản phẩm cây cảnh mini

- Điểm mạnh:

+ Bản thân có sự đam mê, yêu thích trong việc trồng và chăm sóc cây cảnh.

+ Bản thân đã có một số những kiến thức và kĩ thuật cơ bản trong việc trồng, chăm sóc một số loại cây cảnh, như: sen đá, xương rồng, lưỡi hổ, dương xỉ,…

+ Có sự hỗ trợ về chuyên môn, kĩ thuật từ người thân (do bố em là kĩ sư nông nghiệp).

- Điểm yếu:

+ Khả năng decor (trang trí) các tiểu cảnh còn hạn chế.

+ Kĩ năng giao tiếp, thuyết phục… cần được rèn luyện thêm.

- Cơ hội:

+ Nhiều bạn học sinh trong trường và người dân trên địa bàn em sinh sống có nhu cầu chơi cây cảnh mini hoặc sử dụng cây cảnh mini là quà tặng,…

+ Xu hướng “tiêu dùng xanh” đang phát triển ở Việt Nam.

+ Quanh khu vực em đang sinh sống chưa có ai kinh doanh mặt hàng này.

+ Gia đình em có sẵn một khoảng sân nhỏ - đây là nơi em có thể thực hiện việc trồng và chăm sóc các cây cảnh mini.

+ Sự phát triển của các trang mạng xã hội => em có thể sử dụng các trang mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm cây cảnh mini…

+ Sự phát triển của thương mại điện tử => em có thể thực hiện bán hàng trực tuyến đối với các sản phẩm như: hạt giống, cây giống, chậu hoa nhỏ, đất, phụ kiện trang trí cho chậu cây cảnh mini,…

- Thách thức: có thể sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới.

Luyện tập 1 trang 52 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Năng lực kinh doanh phải đi cùng với nguồn vốn mới khởi nghiệp thành công.

b. Người kinh doanh có năng lực sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường một cách tốt nhất.

c. Trong kinh doanh, chỉ cần năng động, sáng tạo, luôn dám nghĩ dám làm là đủ.

d. Người kinh doanh tự đánh giá được năng lực của bản thân sẽ đưa ra được những quyết định chính xác.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, vì: năng lực kinh doanh và nguồn vốn rất quan trọng, nhưng không phải là những yếu tố duy nhất để đảm bảo cho sự thành công trong quá trình khởi nghiệp. Ví dụ: người có năng lực và nguồn vốn ban đầu, nhưng trong quá trình kinh doanh, họ không chịu rèn luyện, tích lũy thêm tri thức để nâng cao năng lực; không đổi mới, sáng tạo; sử dụng lãng phí nguồn vốn,… thì rất dễ dẫn đến thất bại.

- Nhận định b. Đồng tình, vì: một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh là: khả năng nắm bắt thông tin, dự báo và kiểm soát rủi ro… Trong khi thị trường luôn có sự biến động, nếu người kinh doanh có năng lực tốt, họ có thể dự báo, dự đoán tương đối chính xác những thời cơ thuận lợi hoặc những rủi ro, thách thức có thể gặp phải. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra những quyết định kịp thời, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thay đổi của thị trường.

- Nhận định c. Không đồng tình, vì: bên cạnh sự năng động, sáng tạo, để thành công, người kinh doanh còn cần thêm những năng lực khác, như: chuyên môn nghiệp vụ; năng lực quản lý, lãnh đạo; năng lực thiết lập quan hệ, nắm bắt thong tin; khả năng sự báo và kiểm soát rủi ro; khả năng huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,…

- Nhận định d. Đồng tình, vì:

+ Thông qua việc đánh giá năng lực của bản thân, người kinh doanh có thể xác định được: những điểm mạnh bản thân có thể phát huy; điểm yếu cần khắc phục; những cơ hội thuận lợi có thể nắm bắt và giải pháp để giải quyết những thách thức của thị trường…

+ Trên cơ sở sự tự nhận thức, đánh giá đó, người kinh doanh sẽ đưa ra được những quyết định đúng. Ví dụ như: Khi điểm mạnh và cơ hội lớn hơn điểm yếu và thách thức => có thể triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, khi điểm mạnh và cơ hội nhỏ hơn điểm yếu và thách thức => có thể suy nghĩ thêm để cải tiến, khắc phục những hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lời giải KTPL 11 Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: