Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều Bài 6: Lạm phát

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 6: Lạm phát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

1. Khái niệm lạm phát và các loại hình lạm phát

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.

- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:

+ Lạm phát vừa phải (0% < tỉ lệ lạm phát < 10%): Giá trị đồng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.

+ Lạm phát phi mã (10% ≤ tỉ lệ lạm phát < 1000%): Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.

+ Siêu lạm phát (tỉ lệ lạm phát ≥ 1 000%). Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 6: Lạm phát

Đồng tiền bị mất giá là một biểu hiện rõ nhất của lạm phát

2. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát

a) Nguyên nhân

- Lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:

+ Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết (ngân sách thâm hụt, Chính phủ tăng cường việc phát hành tiền giấy,...) làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.

+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng (người dân tăng chi tiêu, doanh nghiệp tăng đầu tư, Chính phủ tăng chỉ tiêu mua hàng hóa và dịch vụ,...) làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do cầu kéo).

+ Chi phí sản xuất tăng (giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nhân công, thuế,... tăng) làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên (lạm phát do chi phí đẩy).

b) Hậu quả

- Lạm phát gây ra những hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và xã hội:

+ Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa (tốc độ tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ không đồng đều, việc tăng giá và tăng tiền lương không diễn ra đồng thời,...), từ đó làm thay đổi sản lượng, việc làm, cơ cấu kinh tế.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 6: Lạm phát

+ Lạm phát làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản, thu nhập giữa các tầng lớp dân cư không hợp lý (có lợi cho người đi vay, gây thiệt hại cho người cho vay; làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; gia tăng phân hoá giàu - nghèo,...).

3. Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

- Vai trò của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:

+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).

+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ chương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

+ Phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 6: Lạm phát

Những chính sách của nhà nước về tiền tệ là giảm pháp để kiểm soát lạm phát

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: