Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 82 Cánh diều

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 82 trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 82.

Luyện tập 1 trang 82 KTPL 11: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

B. Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

C. Nam và nữ có cơ hội như nhau, làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc.

D. Phụ nữ là đồng bào dân tộc ít người khi sinh con đúng chính sách dân số sẽ được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ là bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.

E. Bình đẳng giới là luôn ưu tiên cho phụ nữ để họ phát huy được hết năng lực của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Lời giải:

- Nhận định a. Đồng ý. Bình đẳng giới được hiểu là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Nhận định b. Đồng ý, vì: Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định: Vợ, chồng và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình.

- Nhận định c. Không đồng ý, vì: do đặc điểm về thể chất, sức khỏe, sinh lý, nên pháp luật còn có một số quy định riêng đối với lao động nữ, ví dụ: Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; lao động nữ được hưởng chế độ thai sản,,..

- Nhận định d. Đồng ý, vì: Khoản 3 điều 17 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định: Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Nhận định e. Không đồng ý, vì: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (khoản 3 điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006).

Luyện tập 2 trang 82 KTPL 11: Em hãy xác định trong các trường hợp dưới đây ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng pháp luật về bình đẳng giới. Vì sao?

A. Hai vợ chồng anh T sống cùng với bố mẹ, anh T thường đưa ra các quyết định về mọi việc trong gia đình sau khi đã thống nhất với bố mẹ mình mà không quan tâm đến ý kiến của vợ mình.

B. Doanh nghiệp A đăng thông báo tuyển nhân viên, trong thông báo ghi rõ điều kiện để tuyển dụng nhân viên nam và điều kiện tuyển dụng nhân viên nữ.

C. Chị M được cơ quan cử đi học để nâng cao chuyên môn nhưng chị từ chối vì muốn ở nhà chăm sóc gia đình.

D. Bạn A không đồng ý người phụ trách Đội Xung kích của lớp là nữ vì cho rằng việc này con gái chân yếu tay mềm không làm được.

Lời giải:

- Người thực hiện đúng pháp luật là: cơ quan của chị M (trong trường hợp C), vì: Việc cơ quan cử chị M đi học để nâng cao chuyên môn là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và giáo dục.

- Người chưa thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới là:

+ Anh T (trường hợp A), vì: anh T đã không tôn trọng, không cho vợ mình tham gia bàn bạc, thảo luận các công việc trong gia đình => vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

+ Doanh nghiệp A (trường hợp B), vì: doanh nghiệp này đã có hành vi phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ trong quá trình tuyển dụng đình => vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lao động.

+ Bạn A (trường hợp D), vì A không đồng ý người phụ trách Đội Xung kích của lớp là nữ => vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Lời giải Giáo dục KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác