Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 19 Cánh diều

Với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 19 trong Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 19.

Luyện tập 4 trang 19 KTPL 11: Gia đình H có nguồn thu nhập chính từ kinh doanh mặt hàng may mặc. Hiện nay trên thị trường, cung về mặt hàng này lớn hơn cầu. Gia đình H dự định chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng mới chưa có nhiều người kinh doanh.

a) Theo em, trường hợp nêu trên đề cập đến vai trò gì của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế

b) Lựa chọn của gia đình H có hợp lí không? Vì sao?

c) Gia đình H còn có thể lựa chọn phương án nào dưới đây? Giải thích vì sao.

A. Tạm ngừng kinh doanh mặt hàng này và chờ đợi thị trường hồi phục.

B. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh các sản phẩm may mặc.

C. Đẩy mạnh việc tuyên truyền và quảng bá sản phẩm may mặc của gia đình.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Vai trò của quan hệ cung - cầu trong trường hợp trên là: điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.

♦ Yêu cầu b) Lựa chọn của gia đình bạn H là hợp lí, vì: trong trường hợp cung lớn hơn cầu => giá cả sản phẩm giảm => doanh thu và lợi nhuận của gia đình bạn H sẽ giảm, từ đó, gia đình H dự định chuyển hướng kinh doanh.

♦ Yêu cầu c) Trong trường hợp này, gia đình bạn H nên lựa chọn phương án A (tạm ngừng kinh doanh mặt hàng thời trang và chờ đợi thị trường hồi phục). Vì:

+ Trong trường hợp cung lớn hơn cầu => giá cả sản phẩm giảm => doanh thu và lợi nhuận của gia đình bạn H sẽ giảm => gia đình H nên thu hẹp quy mô sản xuất.

+ Nếu, gia đình H tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, mở rộng kinh doanh (phương án B), thì sẽ tiếp tục làm gia tăng lượng cung hàng hóa, mặt khác, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình H thua lỗ.

+ Nếu gia đình H đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá sản phẩm của gia đình (phương án C), thì chi phí sản xuất mặt hàng sẽ gia tăng (do, chi phí marketing cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất). Khi giá sản phẩm tăng => người tiêu dùng có xu hướng hạn chế nhu cầu mua sản phẩm, chuyển sang sử dụng sản phẩm khác => hoạt động sản xuất của gia đình H vì thế cũng tiếp tục gặp khó khăn.

Luyện tập 5 trang 19 KTPL 11: Em hãy xác định nhân tố ảnh hưởng tới cung về hàng hóa, dịch vụ trong những trường hợp sau đây:

A. Đón đầu mùa du lịch hè, các doanh nghiệp lữ hành đã tung ra thị trường nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn.

B. Do giá xăng dầu tăng cao mà cước phí dịch vụ không tăng theo tương ứng, cung dịch vụ taxi của thành phố giảm sút.

C. Từ khi công nghệ mới được áp dụng trong nhà máy sản xuất đường mía thay thế các lò sản xuất đường thủ công, cung về đường trên thị trường tăng mạnh.

D. Do nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên chuyển đổi vườn cà phê sang trồng hồ tiêu, cung hồ tiêu Việt Nam những năm tiếp theo tăng mạnh.

E. Cung xe ô tô lắp ráp trong nước tăng lên khi Nhà nước ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tăng tỉ lệ nội địa hoá phụ tùng sản xuất ô tô.

Lời giải:

- Trường hợp A. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: dự đoán của người bán trên thị trường.

- Trường hợp B. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: giá cả các yếu tố sản xuất.

- Trường hợp C. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: trình độ công nghệ sản xuất.

- Trường hợp D. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: số lượng người bán trên thị trường.

- Trường hợp E. Nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa, dịch vụ là: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.

Vận dụng 1 trang 19 KTPL 11: Em hãy sưu tầm thông tin về tình hình cung, cầu một hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên thị trường và chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tình hình cầu của một số loại thực phẩm trong tháng 1/2022

+ Sau khi có xu hướng giảm liên tiếp trong năm 2021, nhu cầu sử dụng mặt hàng thịt lợn đã có xu hướng tăng trở lại trong tháng 01 năm 2022, đặc biệt trong những ngày cận Tết, tuy nhiên mức tăng không cao so với Tết 02 năm trước. Giá các mặt hàng thịt lợn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 15-25%.

+ Giá các sản phẩm thịt bò ổn định trong suốt cả năm 2021 và bắt đầu tăng nhẹ vào cuối tháng 1 năm 2022 do ảnh hưởng bởi giá thịt lợn và nhu cầu tăng.

+ Giá các sản phẩm gia cầm cũng ở mức thấp trong suốt năm 2021 (có thời điểm giá thịt gà lông trắng chỉ còn 7.000-9.000đ/kg), bắt đầu tăng trở lại vào tháng 12/2021 và tiếp tục tăng nhẹ vào ngày sát Tết do nhu cầu tăng.

(Nguồn: thông tin từ Bộ Công thương Việt Nam)

Vận dụng 2 trang 19 KTPL 11: Em viết bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu một hàng hóa, dịch vụ trên thị trường vào dịp Tết.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung thực phẩm trên thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần (2022)

- Tết Nguyên đán Nhâm Dần (2022) đang đến gần, trong khi các nguyên liệu sản xuất đầu vào có xu hướng tăng mạnh (giá thức ăn chăn nuôi, chi phí lưu thông, xét nghiệm, lao động...) thì thời tiết thuận lợi, sản xuất nông nghiệp ổn định và tăng trưởng tốt đã tiếp tục hỗ trợ cho thị trường mặt hàng thực phẩm diễn biến thuận lợi, không có biến động bất thường. Nguồn cung thực phẩm dịp Tết Nguyên đán được bảo đảm, không có tình trạng khan hàng hoặc tăng giá bất hợp lý.

- Trong những ngày gần Tết (từ ngày 23 tháng Chạp) do các siêu thị tham gia chương trình bình ổn thị trường vẫn giữ giá ổn định và một số siêu thị có chương trình giảm giá bán thực phẩm tươi sống, thịt lợn đông lạnh, nên giá thịt gà, thịt bò chỉ tăng vào những ngày sát Tết tại các chợ truyền thống do sức mua tăng.

Lưu ý:

(1) Thông tin trong bài viết được tham khảo từ website của Bộ Công thương Việt Nam

(2) Học sinh viết bài theo quan điểm và sự hiểu biết của bản thân; bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác